Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác động của ion đồng (Cu2+) ở các nồng độ 0µg/L; 500 µg/L; 1000 µg/L; 2000 µg/L lên quá trình phát triển tim cá Ngựa vằn (Danio rerio Hamilton, 1822) giai đoạn ấu trùng sau nở từ 1-6 ngày tuổi. | Ảnh hưởng của ion đồng (Cu2+) lên hình thái và nhịp tim của ấu trùng cá ngựa vằn – Danio rerio Hamilton, 1822 giai đoạn 1-6 ngày tuổi TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ NATURAL SCIENCES AND TECHNOLOGY 1859-3100 Tập 16, Số 6 (2019): 142-150 Vol. 16, No. 6 (2019): 142-150 Email: tapchikhoahoc@; Website: ẢNH HƯỞNG CỦA ION ĐỒNG (Cu2+) LÊN HÌNH THÁI VÀ NHỊP TIM CỦA ẤU TRÙNG CÁ NGỰA VẰN – DANIO RERIO HAMILTON, 1822 GIAI ĐOẠN 1-6 NGÀY TUỔI Trần Thị Phương Dung* , Trần La Giang Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Trần Thị Phương Dung – Email: tpdung2007@ Ngày nhận bài: 11-5-2019; ngày nhận bài sửa: 24-5-2019; ngày duyệt đăng: 13-6-2019 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác động của ion đồng (Cu2+) ở các nồng độ 0µg/L; 500 µg/L; 1000 µg/L; 2000 µg/L lên quá trình phát triển tim cá Ngựa vằn (Danio rerio Hamilton, 1822) giai đoạn ấu trùng sau nở từ 1-6 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ Cu2+ càng cao thì không chỉ gây dị hình ở tim mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của tim như tăng nhịp tim cá ấu trùng. Từ khóa: ion đồng, nhiễm độc kim loại nặng, cá ấu trùng, cá Ngựa vằn. 1. Mở đầu Hiện nay, các hợp chất kim loại nặng tác động tới môi trường nước và gây ảnh hưởng trực tiếp tới các động vật sống trong môi trường nước. Kim loại nặng hiện diện và tích tụ ở nhiều nồng độ khác nhau và có tính bền vững cao. Một trong những kim loại nặng gây ô nhiễm trong môi trường nước hiện nay chính là ion đồng (Cu2+). Ở Việt Nam, các nghiên cứu về độc chất đang tiến hành tập trung về kim loại năng trong môi trường nước nhằm thử nghiệm độc tính của kim loại nặng đối với sự phát triển của cá; từ đó đưa ra kiến nghị để đánh giá nồng độ độc chất tối đa có thể chấp nhận được cho động vật ở dưới nước và .