So sánh hiệu quả sát khuẩn in vitro của nhũ tương chứa hỗn hợp tinh dầu với dung dịch NaClO 3% trên các vi khuẩn E. faecalis phân lập từ lâm sàng. So sánh hiệu quả sát khuẩn ex vivo của nhũ dịch bơm rửa với dung dịch NaClO 3% trên mô hình viêm ống tủy răng do E. faecalis. | Khảo sát tác động kháng khuẩn của nhũ dịch chứa tinh dầu tràm trà Úc và hương nhu trắng trên vi khuẩn Enterococcus faecalis gây viêm ống tuỷ răng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG KHÁNG KHUẨN CỦA NHŨ DỊCH CHỨA TINH DẦU TRÀM TRÀ ÚC VÀ HƯƠNG NHU TRẮNG TRÊN VI KHUẨN ENTEROCOCCUS FAECALIS GÂY VIÊM ỐNG TUỶ RĂNG Hà Đan Phương*, Lê Tuấn Anh* TÓM TẮT Mở đầu: Enterococcus faecalis là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại trong điều trị nội nha. Dung dịch bơm rửa ống tuỷ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dung dịch NaClO 3% cho hiệu quả tốt nhưng lại có nhiều nhược điểm như có mùi khó chịu, gây kích ứng nơi tiếp xúc, gây mòn men răng cũng như khả năng diệt vi khuẩn không hoàn toàn. Các nghiên cứu trước đó tại Bộ môn Vi ký sinh, khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã bào chế nhũ tương bơm rửa chứa phối hợp tinh dầu tràm trà Úc (TTO) và hương nhu trắng (OG) để ứng dụng làm dung dịch bơm rửa ống tủy điều trị viêm ống tủy răng cho hiệu quả sát khuẩn trên nhiều vi khuẩn gây bệnh răng miệng tương đương với dung dịch NaClO 3% trên mô hình in vitro. Để tiếp tục mở rộng đề tài, tác dụng sát khuẩn in vitro trên các chủng E. faecalis lâm sàng cũng như tác dụng sát khuẩn ex vivo của nhũ dịch tinh dầu được so sánh với dung dịch NaClO 3%. Mục tiêu: So sánh hiệu quả sát khuẩn in vitro của nhũ tương chứa hỗn hợp tinh dầu với dung dịch NaClO 3% trên các vi khuẩn E. faecalis phân lập từ lâm sàng. So sánh hiệu quả sát khuẩn ex vivo của nhũ dịch bơm rửa với dung dịch NaClO 3% trên mô hình viêm ống tuỷ răng do E. faecalis. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Vi khuẩn thử nghiệm: Enterococcus faecalis ATCC 29212. Mẫu bệnh phẩm là các mẫu răng nhổ bỏ thu thập từ Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh. Chất thử nghiệm: tinh dầu TTO và OG, dung dịch NaOCl 3%. Phương pháp nghiên cứu: Phân lập vi khuẩn từ các mẫu răng bệnh phẩm bằng phương pháp nuôi cấy. Các chủng E. faecalis được .