Nội dung nghiên cứu của báo cáo khoa học là nghiên cứu lý thuyết xử lý tín hiệu số, tìm hiểu ngôn ngữ MATLAB và xây dựng các bài thí nghiệm trực quan, hệ thống từ cơ sở đến ứng dụng trên MATLAB. Mời các bạn tham khảo! | Báo cáo khoa học ngành Điện tử viễn thông: Xây dựng các bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên matlab BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ---------------------------- ISO 9001:2008 BÁO CÁO KHOA HỌC NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG XÂY DỰNG CÁC BÀI THÍ NGHIỆM XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ TRÊN MATLAB Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Dƣơng HẢI PHÒNG 2012 1 I. MỞ ĐẦU Hiện nay sinh viên ngành Điện tử và Công nghệ thông tin học và nghiên cứu về tín hiệu, xử lý tín hiệu hoàn toàn trên lý thuyết dẫn đến rất khó hiểu rõ được vấn đề. Với đề tài này sinh viên có thể dễ dàng thao tác trực quan, thí nghiệm được với tín hiệu và hệ thống xử lý. Do vậy sinh viên dễ dàng tiếp thu, nắm vững kiến thức môn học và có thể phát triển được các ứng dụng trong ngành Điện tử viễn thông, đề tài đã xây dựng các chương trình phần mềm để mô phỏng, phân tích, tính toán đối với tín hiệu và xây dựng các mô hình thí nghiệm trong Simulink của MATLAB. Cụ thể, đề tài xây dựng các bài: 1. Lấy mẫu và tín hiệu rời rạc 2. Nghiên cứu tính ổn định, nhân quả của hệ thống 3. Phân tích phổ của tín hiệu 4. Thiết kế và xây dựng mô hình bộ lọc 5. Hệ thống ghép kênh OFDM, TDM 6. Hệ thống mã hóa Band con 2 II. TỔNG QUAN Hiện nay đã có các bộ chương trình tính toán, mô phỏng sử dụng cho môn học xử lý tín hiệu số ở các trường, nhưng các bộ chương trình đó thiếu tính trực quan, không phù hợp với nội dung học tại trường Đại học Dân lập Hải phòng, và đặc biệt là chưa xây dựng được các ứng dụng của môn học. Các bài mô phỏng, thí nghiệm được xây dựng ở đây nhằm minh họa trực quan lý thuyết và ứng dụng của môn học Xử lý tín hiệu số được xây dựng bằng phần mềm MATLAB giúp cho sinh viên có thể dễ dàng nắm bắt và vận dụng các kiến thức của môn học. Cụ thể đề tài nghiên cứu xây dựng 5 bài, bao gồm: Bài 1. Lấy mẫu và tín hiệu rời rạc: Được viết bằng .m file với giao diện dễ quan sát và thao tác. Bài này giúp sinh viên nắm được bản chất của quá .