Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Thể chế văn hóa làng Việt ở Thừa Thiên Huế

Luận án nghiên cứu thể chế văn hóa làng nhằm nêu bật giá trị đặc trưng trong đời sống văn hóa làng Việt ở Thừa Thiên Huế; làm rõ khoảng trống tâm linh và quá trình lấp đầy, giải quyết nó bởi phương thức tích hợp các yếu tố tín ngưỡng bản địa và hành trang từ cố hương, cụ thể hoá những đối tượng thờ tự của cộng đồng làng xã; nghiên cứu những vấn đề văn hoá quan trọng trong bức tranh làng xã - vùng miền - văn hoá tộc người. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Thể chế văn hóa làng Việt ở Thừa Thiên Huế 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam có truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu đời và ở đó, một thành tố tối quan trọng chính là làng xã. Cho nên, tìm hiểu văn hóa Việt, trước tiên, phải nghiên cứu vấn đề làng xã. Miền Trung là vùng đất bản lề cho quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt - Champa. Thừa Thiên Huế chính là trục then chốt của “bản lề” đó. Quá trình “Việt hóa” và dấu ấn, ảnh hưởng của di sản văn hóa bản địa tiền Việt là hai vấn đề chính yếu làm nên bản sắc văn hóa miền Trung, diễn ra chủ yếu từ làng xã. Tìm hiểu thể chế văn hóa làng Việt là một chìa khóa quan trọng trong nghiên cứu văn hóa miền Trung bản lề. Nếu như vị Thành hoàng hiện diện phổ quát ở làng Việt thì ở các cộng đồng tộc người bản địa tiền Việt miền Trung, Bà Mẹ Xứ Sở có mặt khắp nơi với nhiều hiện thân, ở nhiều cấp độ. Thể chế văn hóa làng đã giúp người Việt di cư dung hòa, kết hợp Thành hoàng và Bà Mẹ Xứ Sở trong mối tương quan chặt chẽ, hợp lý, để từng bước phân định những giá trị văn hóa Việt và “phi Việt” (“của Người” - “của Ta”), định hình hệ nhân thần và chuẩn mực giá trị mới Khai canh Khai khẩn mang đậm bản sắc đặc trưng. Dấu ấn Thành hoàng ở miền Trung mờ nhạt, nhường chỗ cho tín ngưỡng Khai canh Khai khẩn cùng nhiều vị thần linh khác. Tại sao và đâu là nguyên nhân của hiện tượng đó? Nghiên cứu thể chế văn hóa làng sẽ góp phần lý giải vấn đề một cách thận trọng, nhằm nêu bật giá trị đặc trưng văn hóa làng ở Thừa Thiên Huế. Luận án tập trung nghiên cứu các cơ sở hành chính, tín ngưỡng, cơ chế vận hành., để thấy được khoảng trống tâm linh, phương thức ứng xử “thiêng hóa” của làng xã. Đặc biệt, làm rõ đặc điểm mơ hồ qua sự tích hợp giữa di sản từ cố hương và hệ thống thần linh bản địa phương Nam ở mối quan hệ giữa tín ngưỡng Thành hoàng đầy mơ hồ 2 và Khai canh Khai khẩn rõ nét, đặc trưng. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.