Giễu nhại đã trở thành giọng điệu đặc thù trong văn xuôi Việt Nam theo xu hướng hậu hiện đại từ sau những năm 1986 đến nay. Ngôn ngữ giễu nhại với các thang độ của nó đã trở thành chất liệu chính để tạo nên văn bản nghệ thuật. Qua sự giễu nhại, nhà văn đã trình bày quan điểm của mình về một cuộc sống phức tạp và có phần hỗn độn của xã hội Việt Nam những năm sau chiến tranh, giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. | Ngôn ngữ giễu nhại trong văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6C, 2018, Tr. 158–166; DOI: NGÔN NGỮ GIỄU NHẠI TRONG VĂN XUÔI HẬU HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Nguyễn Hồng Dũng, Nguyễn Xuân Thành Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Giễu nhại đã trở thành giọng điệu đặc thù trong văn xuôi Việt Nam theo xu hướng hậu hiện đại từ sau những năm 1986 đến nay. Ngôn ngữ giễu nhại với các thang độ của nó đã trở thành chất liệu chính để tạo nên văn bản nghệ thuật. Qua sự giễu nhại, nhà văn đã trình bày quan điểm của mình về một cuộc sống phức tạp và có phần hỗn độn của xã hội Việt Nam những năm sau chiến tranh, giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Các nội dung giá trị văn hóa và đạo đức, các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, vấn đề nhân cách và thái độ sống. đều được nhìn nhận và đánh giá qua sự giễu nhại của nhà văn với tư cách là người trong cuộc, vừa giễu nhại cuộc đời vừa tự giễu nhại chính mình. Từ khóa. ngôn ngữ giễu nhại, văn xuôi, biểu tượng, hậu hiện đại Ngôn ngữ giễu nhại là một đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi theo xu hướng hậu hiện đại Việt Nam những năm 1986 đến nay. Ngôn ngữ giễu nhại nằm trong phương thức giễu nhại của nghệ thuật hậu hiện đại, nó là yếu tố hiển thị trực tiếp trong văn bản và cũng trực tiếp chi phối các yếu tố khác: giễu nhại nhân vật, giễu nhại cốt truyện, giễu nhại giọng điệu, giễu nhại văn phong Ngôn ngữ giễu nhại cũng là chất liệu chính nhằm thể hiện “cái giễu nhại” của mỹ học hậu hiện đại, thay cho phạm trù “cái hài” của mỹ học truyền thống, mà hệ quy chiếu thẩm mỹ của nó không chú trọng vào sự gây cười có tính trào lộng, mà tập trung vào sự mỉa mai và tự mỉa mai. 1. Giới thuyết về giễu nhại hậu hiện đại Theo quan điểm của , từ pastiche (giễu nhại) mà văn học hậu hiện đại dùng có phần khác với thuật