Trạng huống tồn tại của con người chính là điểm xuất phát, đồng thời là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ triết lý nhân sinh của Krishnamurti. Krishnamurti và triết lý nhân sinh của ông không chỉ gieo ảnh hưởng nơi đời sống tinh thần của Ấn Độ đương đại mà còn cung cấp những gợi ý tham chiếu cho việc thấu hiểu toàn diện về tình cảnh hiện hữu của con người trong thế giới ngày nay. | Về triết lý nhân sinh của Jiddu Krishnamurti Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Khoa học xã hội và Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6C, 2018, Tr. 103–109, DOI: VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA JIDDU KRISHNAMURTI Võ Anh Tuấn Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Tóm tắt. Krishnamurti là nhà tư tưởng Ấn Độ đã truyền giảng tư tưởng triết lý trên khắp thế giới. Ông dành tâm huyết cho việc nhận diện và xa hơn là vãn hồi những giá trị ban đầu của con người bị bào mòn trong dòng xoáy của kinh tế, kỹ nghệ, xung đột bạo lực. Trạng huống tồn tại của con người chính là điểm xuất phát, đồng thời là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ triết lý nhân sinh của Krishnamurti. Krishnamurti và triết lý nhân sinh của ông không chỉ gieo ảnh hưởng nơi đời sống tinh thần của Ấn Độ đương đại mà còn cung cấp những gợi ý tham chiếu cho việc thấu hiểu toàn diện về tình cảnh hiện hữu của con người trong thế giới ngày nay. Từ khóa. Krishnamurti, triết lý, nhân sinh Jiddu Krishnamurti (1895–1986) sinh ra trong một gia đình theo đạo Bà la môn tại một thị trấn nhỏ thuộc Madanapalle, miền Nam Ấn Độ. Krishnamurti sống trong một thời kỳ đầy biến động của Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến những kiến giải của ông về các vấn đề liên quan đến tồn tại người như chiến tranh, hòa bình, tự do. Krishnamurti được nhiều người biết đến qua triết lý thấm đượm tính nhân văn. Ông dành tâm huyết cho việc nhận diện và xa hơn là vãn hồi những giá trị ban đầu của con người bị bào mòn trong dòng xoáy của kinh tế, kỹ nghệ, xung đột bạo lực. Từ việc khảo cứu di sản phong phú của Krishnamurti, không khó để chúng ta nhận ra rằng trạng huống tồn tại của con người chính là điểm xuất phát, đồng thời là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ triết lý nhân sinh của Krishnamurti. Về mặt lý luận, có lẽ Krishnamurti đã chịu nhiều ảnh hưởng từ triết lý Phật .