Từ Hán Việt chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số từ mà tiếng Việt vay mượn, chiếm tới trên 65% và được đồng hóa rất cao. Sự tác động mạnh mẽ của đồng hóa đã tạo ra các biến thể từ Hán Việt trong tiếng Việt. Trên cơ sở phân tích và so sánh những biến thể về ngữ âm, trật tự từ, hình thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Hán. | Biến thể từ Hán Việt trong tiếng Việt Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 91–101; DOI: BIẾN THỂ TỪ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT Võ Thị Mai Hoa Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế, 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Từ Hán Việt chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số từ mà tiếng Việt vay mượn, chiếm tới trên 65% và được đồng hóa rất cao. Sự tác động mạnh mẽ của đồng hóa đã tạo ra các biến thể từ Hán Việt trong tiếng Việt. Trên cơ sở phân tích và so sánh những biến thể về ngữ âm, trật tự từ, hình thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Hán, tác giả tìm ra nguyên nhân dẫn đến các biến thể để giúp người Việt Nam khi học tiếng Hán và người Trung Quốc khi học tiếng Việt tránh được những lỗi sai khi giao tiếp, khi viết, và đặc biệt là khi chuyển dịch Hán –Việt , Việt –Hán. Từ khóa: Từ Hán Việt, so sánh, biến thể, nguyên nhân 1. Đặt vấn đề Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 2 thứ 3 trước công sự giao lưu về văn hóa đã dẫn đến sự tiếp xúc về ngôn ngữ giữa hai dân tộc. Tiếng Việt tiếp thu một lượng lớn từ tiếng Hán, và tiếng Việt hiện đại, ngay khi đã thoát khỏi khối chữ vuông, vẫn còn mối quan hệ chặt chẽ với tiếng Hán. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Hán là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận. Từ vựng tiếng Hán sau khi du nhập vào tiếng Việt trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, bổ sung thêm lượng từ vựng còn thiếu và góp phần làm phong phú thêm cách diễn đạt cho người Việt. Từ mượn Hán sau khi du nhập vào tiếng Việt lại bị chi phối bởi tác động về quy luật về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. Do đó, từ mượn Hán đã có ít nhiều thay đổi so với từ Hán tương đương. Điều này tạo ra sự khác biệt về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa từ mượn Hán trong tiếng Việt với từ Hán tương đương trong tiếng Hán. Từ Hán Việt trong tiếng Việt là một