Đề tài trong tiểu thuyết các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn giới

Việc lựa chọn những đề tài vốn được cho là đặc quyền của nam giới đã thể hiện vị thế, sức sáng tạo của các nhà văn nữ trong dòng chung của văn học đương đại. Ngay với những đề tài quen thuộc, cách chiếm lĩnh hiện thực và lối viết của các nhà văn nữ cũng có nét góc nhìn giới, việc lựa chọn và xử lý đề tài của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại đã thể hiện ý thức nữ quyền. | Đề tài trong tiểu thuyết các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn giới Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 17–28; DOI: ĐỀ TÀI TRONG TIỂU THUYẾT CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN GIỚI Nguyễn Thị Ngân Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ,Huế, Việt Nam Tóm tắt: Đề tài văn học là phạm trù thể hiện cá tính sáng tạo và trường nhìn của người viết. Việc lựa chọn đề tài phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hoàn cảnh lịch sử, nét đặc thù của đời sống văn hóa – xã hội, sở trường của người viết. Tuy nhiên, dù ý thức hay không, giới là phương diện làm nên nét riêng trong cách lựa chọn đề tài của người cầm bút. Có thể khẳng định có một lối viết nữ trong tiểu thuyết các nhà văn nữ về phương diện đề tài. Nhìn chung, tiểu thuyết của nữ giới tập trung vào các đề tài cơ bản là tình yêu và tình dục, hôn nhân và gia đình, chiến tranh và sinh thái. Việc lựa chọn những đề tài vốn được cho là đặc quyền của nam giới đã thể hiện vị thế, sức sáng tạo của các nhà văn nữ trong dòng chung của văn học đương đại. Ngay với những đề tài quen thuộc, cách chiếm lĩnh hiện thực và lối viết của các nhà văn nữ cũng có nét góc nhìn giới, việc lựa chọn và xử lý đề tài của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại đã thể hiện ý thức nữ quyền. Từ khóa: đề tài, tiểu thuyết nữ, tinh thần nữ quyền. 1. Mở đầu Nhìn từ phương diện nội dung, đề tài là phạm trù thể hiện cá tính sáng tạo và trường nhìn của người viết bởi vì đề tài trong tác phẩm là “đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn, gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ của nhà văn" [6, Tr. 98]. Cụ thể hơn, đề tài là “khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.” [6, Tr. 96]. Là thể loại năng động và hướng tới hiện tại chưa hoàn kết, tiểu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    65    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.