Hoạt động giao thương giữa Nhật Bản và Ayutthaya thế kỷ XVII

Trong lịch sử bang giao thời cận thế, thế kỷ XVII là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt trong quan hệ giữa Nhật Bản với Đông Nam Á nói chung và quan hệ với Ayutthaya1 nói riêng. Bằng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và một số phương pháp liên ngành khác, tác giả tập hợp và xử lý một cách có hệ thống các tư liệu buôn bán giữa hai bên để có cái nhìn bao quát nhất về chính sách kinh tế, tầm nhìn ngoại thương của Nhật Bản và Ayutthaya. | Hoạt động giao thương giữa Nhật Bản và Ayutthaya thế kỷ XVII Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 77–92; DOI: HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG GIỮA NHẬT BẢN VÀ AYUTTHAYA THẾ KỶ XVII Trần Thị Tâm Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ,Huế, Việt Nam Tóm tắt: Trong lịch sử bang giao thời cận thế, thế kỷ XVII là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt trong quan hệ giữa Nhật Bản với Đông Nam Á nói chung và quan hệ với Ayutthaya1 nói riêng. Bằng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và một số phương pháp liên ngành khác, tác giả tập hợp và xử lý một cách có hệ thống các tư liệu buôn bán giữa hai bên để có cái nhìn bao quát nhất về chính sách kinh tế, tầm nhìn ngoại thương của Nhật Bản và Ayutthaya. Trên cơ sở phân tích hoạt động giao thương giữa hai bên, tác giả làm rõ hơn sự phát triển của hoạt động thương mại biển của Nhật Bản và Ayutthaya dưới sự chi phối của bối cảnh quốc tế và khu vực trong thế kỷ XVII. Từ khóa: Nhật Bản, Ayutthaya, ngoại thương 1. Đặt vấn đề Về mặt địa chiến lược, nếu như Philippines được xem là cầu nối trong giao thương giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á thì vị trí địa lý của Ayutthaya lại rất có ý nghĩa trong hệ thống giao thương giữa Nam Á và Đông Bắc Á. Nhận thức rõ điều này, trong quá trình thực hiện chính sách ngoại thương nhằm phá vỡ thế độc quyền thương mại với các nước phương Tây và đối phó với chính sách “hải cấm” của Trung Quốccuối thế thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Nhật Bản đã sớm thiết lập quan hệ với vương quốc Ayutthaya và duy trì thường xuyên những liên hệ ngoại giao và kinh tế với quốc gia này. Triều đình Ayutthaya cũng đặc biệt coi trọng quan hệ với Nhật Bản khi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nhật thương đến buôn bán và cư trú. Có thể nói, trong lịch sử bang giao khu vực thời cận thế, Ayutthaya và Nhật Bản được coi là hai quốc gia luôn đề cao tầm nhìn hướng biển khi giải quyết tốt bài

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.