Bài viết này đánh giá thực trạng bồi dưỡng giáo viên (GV) trung học cơ sở (THCS) tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 206 cán bộ quản lý (CBQL) và GV ở 6 trường THCS đã tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV THCS; công tác này đã được chú trọng với nhiều nội dung với các hình thức khác nhau. | Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 139–149; DOI: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Đinh Thị Hồng Vân*1, Đoàn Thị Thu Hoài2 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 32 Lê Lợi, Huế, Việt Nam 2 Trường THCS Nguyễn Anh Ninh, 01 Nguyễn Văn Cừ, Vũng Tàu, Việt Nam Tóm tắt: Bài báo này đánh giá thực trạng bồi dưỡng giáo viên (GV) trung học cơ sở (THCS) tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 206 cán bộ quản lý (CBQL) và GV ở 6 trường THCS đã tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV THCS; công tác này đã được chú trọng với nhiều nội dung với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn không ít CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Một số nội dung và hình thức quan trọng chưa được chú trọng nhiều trong chương trình bồi dưỡng. Dựa trên kết quả điều tra, các tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Từ khóa: bồi dưỡng, giáo viên trung học cơ sở, Vũng Tàu 1. Đặt vấn đề Đất nước Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết (Nghị quyết số 29-NQ/TW) ngày 4 tháng 11 năm 2013 với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của