Huỳnh Thúc Kháng người chép sử của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX

Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là một chí sĩ nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: Cụ Huỳnh. Từ một người tham gia đắc lực trong phong trào Duy Tân, Huỳnh Thúc Kháng trở thành một nhà “Sử học”. Cụ Huỳnh đã ghi chép lại khá đầy đủ về những sự kiện, diễn biến và những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Duy Tân, nhất là trong phong trào chống thuế Trung Kỳ năm 1908. | Huỳnh Thúc Kháng người chép sử của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 167–173 HUỲNH THÚC KHÁNG NGƯỜI CHÉP SỬ CỦA PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Tất Thắng * Trường Đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế 34 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là một chí sĩ nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh. Từ một người tham gia đắc lực trong phong trào Duy Tân, Huỳnh Thúc Kháng trở thành một nhà “Sử học”. Cụ Huỳnh đã ghi chép lại khá đầy đủ về những sự kiện, diễn biến và những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Duy Tân, nhất là trong phong trào chống thuế Trung Kỳ năm 1908. Trên cơ sở các nguồn tư liệu khác nhau, với phương pháp Lịch sử và lôgic, bài viết sau nhằm đi sâu tìm hiểu những đóng góp của Huỳnh Thúc Kháng đối với phong trào yêu nước, nhất là làm rõ vai trò nhà chép sử của phong trào Duy Tân ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Từ khóa. Huỳnh Thúc Kháng, Nhà Sử học, Chống thuế, Côn Đảo, Tiếng Dân 1. Vài nét về tiểu sử Huỳnh Thúc Kháng Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) khi còn nhỏ có tên là Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên, quê ở làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). “Năm Canh Tý 1900, ông đỗ Giải Nguyên, năm Giáp Thìn 1904 ông đỗ Hoàng Giáp khi 28 tuổi. Tuy nhiên, không như phần đông giới sĩ phu đương thời, ông không chọn con đường cử nghiệp để ra làm quan nhằm “vinh thân, phì gia”. Chính vì vậy ông không ra làm quan mà chỉ chuyên tâm vào lo cứu nước, cứu dân” [10, Tr. 258]. Ông kết bạn thâm tình với các chí sĩ yêu nước nổi tiếng đương thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp Do tham gia đắc lực trong phong trào Duy Tân và phong trào chống thuế Trung Kỳ, ông bị thực dân Pháp bắt giam và bị đày ra Côn Đảo - nơi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.