Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chịu mặn tại Thanh Hóa

Đề tài “Nghiên cứu vật liệu khởi đầu cho lai tạo giống lúa chịu mặn tại Thanh Hóa” được tiến hành tại Trung tâm NC-ƯDKHCN, Trường Đại học Hồng Đức từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 2 giống có khả năng chịu mặn ở nồng độ 8‰ là giống Chăm biển và giống Cườm 1, được dùng làm vật liệu khởi đầu cho lai tạo giống lúa chịu mặn tại Thanh Hóa. | Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chịu mặn tại Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐÁNH GIÁ NGUỒN VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU MẶN TẠI THANH HÓA Vũ Văn Chiến1, Lê Bá Tuấn2, Nguyễn Duy Thịnh3, Nguyễn Huy Dƣơng4, Tống Văn Giang5 TÓM TẮT Mặn là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng quan trọng đến sinh trưởng và phát triển của lúa. Trong những năm qua, có nhiều nghiên cứu chọn tạo những giống lúa có khả năng chịu mặn trong đó sàng lọc, lựa chọn vật liệu khởi đầu là khâu quan trọng của quá trình lai tạo giống lúa. Đề tài “Nghiên cứu vật liệu khởi đầu cho lai tạo giống lúa chịu mặn tại Thanh Hóa” được tiến hành tại Trung tâm NC-ƯDKHCN, Trường Đại học Hồng Đức từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 2 giống có khả năng chịu mặn ở nồng độ 8‰ là giống Chăm biển và giống Cườm 1, được dùng làm vật liệu khởi đầu cho lai tạo giống lúa chịu mặn tại Thanh Hóa. Từ khóa: Vật liệu khởi đầu, lai tạo, lúa chịu mặn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, những nghiên cứu đầu tiên về ảnh hƣởng của stress mặn đối với sinh trƣởng và phát triển của cây lúa đã đƣợc tiến hành từ những năm 1950 - 1960 của thế kỷ trƣớc. Khả năng chịu mặn của lúa thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn sinh trƣởng. Theo một số kết quả nghiên cho thấy lúa có khả năng chịu mặn tốt trong giai đoạn hạt nảy mầm, tuy nhiên chúng trở nên rất nhạy cảm với mặn ở giai đoạn mạ 2 - 3 lá rồi lại gia tăng khả năng chịu mặn ở giai đoạn sinh trƣởng sinh thực và cuối cùng ở giai đoạn hình thành hạt phấn và thụ phấn chúng lại trở nên mẫn cảm với độ mặn cao của đất [7], [9]. Một số nghiên cứu khác cho thấy lúa ở giai đoạn ra hoa, trƣởng thành và chín ít nhạy cảm với mặn hơn giai đoạn khác [8]. Ở giai đoạn mạ (seedling stage) lúa đặc biệt nhạy cảm với stress mặn ngay cả khi nồng độ mặn chỉ ở mức 2,5 - 3‰ [4], [9]. Các chỉ số chiều dài rễ, khối lƣợng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.