Luận án với mục tiêu nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển và tỷ lệ tăng trưởng GDP, xác định nguyên nhân chủ yếu làm cho kinh tế đồng bằng Sông Cử Long phát triển chậm so với bình quân chung của cả nước và so với các khu vực kinh tế trong nước. Tìm giải pháp huy động vốn hiệu quả để phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế khu vực tế đồng bằng Sông Cử Long. | Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng Sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ GIANG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1: . NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Người hướng dẫn khoa học 2: . PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Năm 2010 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Nguyễn Thị Liên Hoa 2. PGS,TS. PhanThị Bích Nguyệt Phản biện 1: PGS,TS. Nguyễn Đăng Dờn Phản biện 2: PGS,TS. Nguyễn Thị Nhung Phản biện 3: PGS,TS. Đỗ Linh Hiệp Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Vào hồi 8 giờ 30 ngày 30 tháng 9 năm 2010. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia hoặc tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng châu thổ rộng và phì nhiêu nhất trong cả nước, có bờ biển dài, các nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và đa dạng, nguồn nhân lực đông, có đủ điều kiện cần thiết để phát triển thành một vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và của khu vực Đông Nam Á. Nhưng, hiện tại ĐBSCL vẫn còn là một vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sự khai thác tài nguyên sẵn có, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Nguyên nhân của tình hình trên là hạ tầng giao thông yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực kém; nền kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa đầu tư nhiều về khoa học công nghệ để làm gia tăng giá trị của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên .