Mục tiêu của luận án xác định khả năng và các điều kiện tối ưu để chuyển hoá đá ong thành chất hấp thu, có thể sử dụng để làm sạch môi trường và ứng dụng trong phân tích để xác định các kim loại nặng kết hợp với phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. | Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu tính chất hấp thu của đá ong và khả năng ứng dụng trong phân tích xác định các kim loại nặng 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----***----- NGÔ THỊ MAI VIỆT NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT HẤP THU CỦA ĐÁ ONG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH CÁC KIM LOẠI NẶNG Chuyên ngành: Hoá Phân tích Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC HÀ NỘI – 2010 2 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Hoá học, Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: - GS. TS Trần Tứ Hiếu - PGS. TS Phạm Luận Phản biện: 1, GS. TSKH. Trịnh Xuân Giản 2, PGS. TS. Bùi Long Biên 3, PGS. TS NguyễnXuân Trung Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại Khoa Hoá học, Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi 9 giờ ngày 23 tháng 12 năm 2010 Có thể tìm hiểu luận án tại : - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQG Hà Nội 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Theo đó, môi trường đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có sự ô nhiễm các kim loại nặng. Các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Co, Hg ) khi xâm nhập vào cơ thể đều gây độc hại cho sức khoẻ con người. Bởi vậy, việc phân tích hàm lượng của chúng trong các đối tượng môi trường, để từ đó đánh giá chất lượng môi trường là việc làm hết sức cần thiết. Hàm lượng các kim loại nặng có trong nước thường rất nhỏ, khó có thể xác định trực tiếp chúng ngay cả bằng các thiết bị phân tích hiện đại, nên chi phí phân tích rất tốn kém. Vì lẽ đó, cần nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các kim loại nặng bằng phương pháp làm giàu sử dụng nguồn vật liệu mới đạt hiệu quả cao, đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt phải kinh tế. Bởi vậy, các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc .