Bài viết trình bày việc đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan trì hoãn sau tân hóa trị trước mổ theo phác đồ SIOPEL trong điều trị bướu nguyên bào gan ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2. | Kết quả phẫu thuật cắt gan trì hoãn theo phác đồ SIOPEL trong điều trị bướu nguyên bào gan trẻ em Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN TRÌ HOÃN THEO PHÁC ĐỒ SIOPEL TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚU NGUYÊN BÀO GAN TRẺ EM Nguyễn Trần Việt Tánh*, Trương Đình Khải**, Huỳnh Giới*** TÓM TẮT Mở đầu: Bướu nguyên bào gan là bướu ác tính của gan thường gặp nhất ở trẻ. Phẫu thuật cắt trọn bướu là nền tảng trong điều trị BNBG. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân không thể thực hiện được phẫu thuật cắt bướu ở thời điểm phát hiện bệnh khá cao. Tân hóa trị trước mổ giúp tạo thuận lợi cho phẫu thuật cắt gan nhờ đó tăng khả năng cắt trọn bướu. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan trì hoãn sau tân hóa trị trước mổ theo phác đồ SIOPEL trong điều trị bướu nguyên bào gan ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bướu nguyên bào gan đã điều trị tân hóa trị trước mổ theo SIOPEL và phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2012 đến 03/2017. Kết quả: Tuổi trung bình của các BN là 19 tháng và nhóm tuổi ≤ 2 tuổi chiếm đa số (77,8%). Tỷ lệ nam: nữ là 1,4: 1. Gan to là triệu chứng thường gặp nhất trên lâm sàng (40%). Tân hóa trị trước mổ làm giảm kích thước bướu đáng kể và có ý nghĩa về mặt thống kê. Bên cạnh đó khả năng cắt trọn bướu cũng được tăng lên đáng kể (17%) và cũng có ý nghĩa về mặt thống 63,9% trường hợp được cắt gan điển hình, 27,8% trường hợp được cắt bướu gan và chỉ có 8,3% trường hợp không cắt được bướu gan mà chỉ được sinh thiết. Tất cả các trường hợp cắt gan đều có bờ phẫu thuật sạch tế bào ung máu là tai biến có thể gặp trong mổ (5,5%). Rò mật và tắc mật sau mổ là biến chứng thường gặp (8,3%) và cần phải được can thiệp lại bằng phẫu thuật. Thời gian nằm hồi sức ngắn (1,5 ngày), thời gian cho ăn bằng đường miệng ngắn (2,2 ngày), thời gian nằm viện có thể chấp nhận được (25,4 ngày). Tỷ lệ tái phát .