Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015-2017 trong thời gian năm 2015 2017

Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền, phân tích được sự chuyển dịch trong phân nhóm ABC của vị thuốc cổ truyền từ năm 2015 đến năm 2017. | Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015-2017 trong thời gian năm 2015 2017 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN NĂM 2015 - 2017 Trần Thị Thanh Hương*, Nguyễn Thị Hải Yến**, Võ Thị Diệu Tuyết**, Lê Đặng Tú Nguyên**, Phạm Đình Luyến**, Trần Hùng** TÓMTẮT Mở đầu: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng việc sử dụng thuốc cổ truyền đang trở thành một xu hướng lựa chọn trong điều trị của người dân Việt Nam. Việc đảm bảo cung ứng vị thuốc cổ truyền đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng là một trong những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền, phân tích được sự chuyển dịch trong phân nhóm ABC của vị thuốc cổ truyền từ năm 2015 đến năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu từ nguồn dữ liệu hành chánh để khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Kết quả: Giá trị vị thuốc cổ truyền theo nguồn gốc giảm dần theo thứ tự Bắc, Bắc-Nam, Nam. Nhóm tác dụng dược lý chiếm số lượng cao là Phát tán phong thấp; Thanh nhiệt giải độc; Trừ thấp lợi thủy; Hoạt huyết, khử ứ; Bổ âm, bổ huyết; Bổ dương, bổ khí; và nhóm có giá trị cao là Bổ dương, bổ khí; An thần; Chỉ huyết; Hoạt huyết khử ứ; Bổ huyết; Bổ khí. Bộ phận dùng có số lượng lớn là rễ, thân rễ, quả; và có giá trị cao là rễ, rễ củ, quả thể nấm. Nhóm A chỉ với 19 - 25 vị thuốc cổ truyền, từ 10,9% đến 13,5% tổng số lượng, chiếm từ 69,8% đến 70,4% tổng giá trị. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định các nhóm vị thuốc cổ truyền có vai trò quan trọng, đưa ra đề xuất nâng cao công tác cung ứng thuốc. Từ khóa: Vị thuốc cổ truyền, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.