Bài giảng chuyên đề: Dược lý - Tương tác thuốc

Nội dung bài giảng trình bày tương tác thuốc với thuốc; thời điểm uống thuốc; tương tác thuốc với thức ăn, đồ uống; thuốc nên uống vào lúc đói, thuốc nên uống vào lúc no, thuốc ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn, uống lúc nào cũng được, tương tác thuốc với thức ăn, thức ăn làm thay đổi hấp thu thuốc, thức ăn làm thay đổi chuyển hóa và thải trừ thuốc. | Bài giảng chuyên đề: Dược lý - Tương tác thuốc BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: DƢỢC LÝ: TƢƠNG TÁC THUỐC 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Dược lý: Tương tác thuốc”, người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Tương tác thuốc - thuốc, Tương tác thuốc - thức ăn - đồ uống, Thời điểm uống thuốc. 2 NỘI DUNG 1. TƢƠNG TÁC THUỐC - THUỐC Nhiều thuốc khi cho dùng cùng một lúc sẽ có tác dụng qua lại lẫn nhau, được gọi là tương tác thuốc. Trong lâm sàng, thầy thuốc muốn phối hợp thuốc để làm tăng tác dụng điều trị, giảm các tác dụng không mong muốn. Song trong thực tế, nhiều khi không đạt được như thế. Vì vậy, khi kê đơn có từ 2 thuốc trở lên, thầy thuốc rất cần hiểu rõ sự tương tác giữa chúng. . Tƣơng tác dƣợc lực học Là tương tác tại các receptor, mang tính đặc hiệu. . Tương tác trên cùng receptor: tương tác cạnh tranh. Thường làm giảm hoặc mất tác dụng của chất đồng vận (a gonist), do chất đối kháng (antagonist) có ái lực với receptor hơn nên ngăn cản chất đồng vận gắn vào receptor: atropin kháng acetylcholin và pilocarpin tại receptor M; nalorphin kháng morphin tại receptor của morphin; cimetidin kháng histamin tại receptor H2. Thuốc cùng nhóm có cùng cơ chế tác dụng, khi dùng chung tác dụng không tăng bằng tăng liều của một thuốc mà độc tính lại tăng hơn: CVKS, aminosid với dây VIII. . Tương tác trên các receptor khác nhau: tương tác chức phận. - Có cùng đích tác dụng: do đ ó làm tăng hiệu quả điều trị. Thí dụ: trong điều trị bệnh cao huyết áp, phối hợp thuốc giãn mạch, an thần và lợi tiểu; trong điều trị lao, phối hợp nhiều kháng sinh (DOTS) để tiêu diệt vi khuẩn ở các vị trí và các giai đoạn phát triển khác nhau. - Có đích tác dụng đối lập, gây ra được chức phận đối lập, dùng để điều trị nhiễm độc: strychnin liều cao, kích thích tủy sống gây co cứng cơ, cura do 3 ức chế dẫn truyền ở tấm vận động, làm mềm cơ; histamin tác động trên receptor H 1 gây giãn mạch, tụt huyết áp, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.