Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong thai kỳ. Hoạt động thể lực có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc đái tháo đường ở bà mẹ và đứa trẻ trong tương lai. Một nghiên cứu phân tích gần đây cho thấy cần có thêm nhiều nghiên cứu để điều tra về loại, thời gian và cường độ hoạt động thể chất nào có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. | Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 MỐI LIÊN QUAN GIỮA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ MANG THAI Hoàng Thị Phương*, Đỗ Văn Dũng*, Lê Thị Thanh Hiền*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong thai kỳ. Hoạt động thể lực có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc đái tháo đường ở bà mẹ và đứa trẻ trong tương lai. Một nghiên cứu phân tích gần đây cho thấy cần có thêm nhiều nghiên cứu để điều tra về loại, thời gian và cường độ hoạt động thể chất nào có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ, nhưng chưa tìm thấy nghiên cứu nào về mối liên quan với hoạt động thể lực trong thai kỳ. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành trên 370 phụ nữ mang thai độ tuổi từ 18 – 49 trong tuần thai từ 24 – 28 tuần, trong đó 186 phụ nữ mang thai được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thuộc nhóm bệnh, 184 phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ và không bị đái tháo đường trước đó được đưa vào nhóm chứng, với tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ADA- 2015. Phụ nữ mang thai được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi hoạt động thể lực thai kỳ (PPAQ), các biến số về dân số xã hội và chỉ số nhân trắc của họ đồng thời cũng đã được ghi nhận. Phương trình hồi quy đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố có liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Kết quả: Những phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực cao giảm được 36% khả năng phát triển đái tháo đường thai kỳ so với những phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực thấp với OR hiệu chỉnh=0,64 (KTC 95% hiệu chỉnh: 0,43 – 0,97). Nghiên cứu còn tìm