So le chân sau thay khớp háng toàn phần có thể ảnh hưởng đến chức năng chi dưới và chất lượng sống của bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ so le chân sau mổ thay khớp háng toàn phần và đánh giá ảnh hưởng của so le chân lên chức năng chi dưới cũng như chất lượng sống bệnh nhân. | Ảnh hưởng của so le chân lên chức năng và chất lượng sống sau thay khớp háng toàn phần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học ẢNH HƯỞNG CỦA SO LE CHÂN LÊN CHỨC NĂNG VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG SAU THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN Hồ Huy Cường**, Đỗ Phước Hùng*, Hoàng Đức Thái* TÓM TẮT Đặt vấn đề: So le chân sau thay khớp háng toàn phần có thể ảnh hưởng đến chức năng chi dưới và chất lượng sống của bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ so le chân sau mổ thay khớp háng toàn phần và đánh giá ảnh hưởng của so le chân lên chức năng chi dưới cũng như chất lượng sống bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang 56 trường hợp thay khớp háng toàn phần lần đầu, tổn thương khớp háng một bên, mổ lối sau từ 6/2014 đến 6/2016 tại Bệnh viện CTCH TP. Hồ Chí Minh. Thời điểm đánh giá sau mổ trung bình 20,2 tháng. Kết quả: Tỷ lệ so le chân sau thay khớp háng toàn phần: 82,1%, với mức độ so le chân trung bình: 8,61 mm. Trong đó: nhóm chân mổ dài hơn chiếm 46,4% với mức độ so le chân trung bình 10,38mm; nhóm chân mổ ngắn hơn chiếm 35,7% với mức độ so le chân trung bình 10,60 mm. Chức năng chi dưới: Điểm số Oxford của nhóm chân mổ dài hơn: 43,69 ± 3,16 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so nhóm hai chân bằng nhau: 47,50 ± 0,70 với p= 0,002. Điểm số Oxford của nhóm chân mổ ngắn hơn: 43,40 ± 2,96 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm hai chân bằng nhau: 47,50 ± 0,70 với p=0,001. Chất lượng sống: Điểm số EQ-5D của nhóm chân mổ dài hơn: 0,82 ± 0,07 thấp hơn không có ý nhĩa thống kê so với nhóm hai chân bằng nhau: 0,86 ± 0,05 với p = 0,378; Điểm số EQ- 5D của nhóm chân mổ ngắn hơn: 0,83 ± 0,07 thấp hơn không có ý nhĩa thống kê so với nhóm hai chân bằng nhau: 0,86 ± 0,05 với p = 0,670. Kết luận: So le chân sau thay khớp háng toàn phần phổ biến và mức độ so le chân đáng quan tâm. Chức năng chi dưới của nhóm có so le chân kém hơn nhóm không so le chân. Chất lượng sống của nhóm so le khác với nhóm không so le