Bài giảng Tật khúc xạ cách phát hiện và chăm sóc - THS.KX. Trần Hoài Long

Bài giảng với các nội dung định nghĩa tật khúc xạ; dấu hiệu của tật khúc xạ; cách phát hiện tật khúc xạ; chăm sóc mắt trẻ em có tật khúc xạ như thế nào; vệ sinh thị giác; các phương pháp kiểm soát cận thị; vệ sinh thị giác bất đồng khúc xạ. | Bài giảng Tật khúc xạ cách phát hiện và chăm sóc - . Trần Hoài Long TẬT KHÚC XẠ CÁCH PHÁT HIỆN VÀ CHĂM SÓC THS. KX. TRẦN HOÀI LONG Phân Môn Khúc Xạ - Bộ Môn Mắt Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Nội dung chính Thế nào là tật khúc xạ? Những dấu hiệu của tật khúc xạ? Cách phát hiện tật khúc xạ? Chăm sóc mắt trẻ em có tật khúc xạ như thế nào? Vệ sinh thị giác Các phương pháp kiểm soát cận thị THẾ NÀO LÀ TẬT KHÚC XẠ? Thế nào là mắt bình thường? Mắt thường được ví như một máy ảnh: Giác mạc và thủy tinh: vật kính của máy ảnh . Mống mắt: màng chập (Diaphragm) Nhãn cầu: buồng tối. Võng mạc: phim. Mắt bình thường: cấu tạo hài hòa giữa trục trước sau của nhãn cầu và công suất quang học. Giống như hiệu chỉnh đúng tiêu cự của máy ảnh sẽ cho ra hình ảnh đẹp rõ nét. Tật khúc xạ của mắt Giống như sự hiệu chỉnh sai của thấu kính máy ảnh sẽ cho ra hình ảnh mờ, không rõ nét và đôi khi bị bóng đôi. Các loại tật khúc xạ thường gặp là: cận thị, viễn thị và loạn thị. Tật khúc xạ của mắt Theo thống kê của Tố chức Y tế thế giới (WHO) năm 2006 trên thế giới có 153 triệu người mắc các tật khúc xạ chưa được chỉnh kính 500 triệu người bị lão thị 90% trong số đó sinh sống tại các nước nghèo. Theo thống kê ở Việt nam tỉ lệ tật khúc xạ từ 15% đến 30% (21 triệu người) 71% trong số đó không được chỉnh kính và trong số người đeo kính thì bị đeo kính sai. Ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 15 thì tỉ lệ có tật khúc xạ ở thành thị là 25-40% và ở nông thôn là 10-15%. Mắt bị cận thị khi nào? Khi hình ảnh rơi ở trước võng mạc. mắt dài hơn bình thường hoặc do giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ hội tụ cao. Nguyên nhân cận thị chưa được biết rõ, có 2 yếu tố: di truyền và yếu tố môi trường. Nhìn xa không rõ mà nhìn gần rõ. Cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học hay còn gọi là cận thị học đường. Trẻ thường hay nheo mắt, không nhìn thấy bảng, hoặc phải chạy đến gần .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
120    83    4    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.