Bài viết với các nội dung: danh xưng pháp lam; từ thấu minh pháp lang đến Shipouyaki và từ họa pháp lang đến pháp lam Huế; các loại hình pháp lam Huế; có một dòng pháp la ký kiểu thời Nguyễn. bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu. | Những nhận thức mới về pháp lam Huế thời Nguyễn Trần Đức Anh Sơn KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA TIÓU BAN V¨n häc vµ nghÖ thuËt viÖt nam NH÷NG NHËN THøC MíI VÒ PH¸P LAM HUÕ THêI NGUYÔN TS Trần Đức Anh Sơn * Trong những di sản văn hoá do triều Nguyễn (1802 - 1945) để lại trên đất Huế, có một loại di sản vật thể rất đặc biệt. Đó là pháp lam Huế. Về mặt chức năng, pháp lam Huế là một loại vật liệu kiến trúc, cốt làm bằng đồng, bên ngoài có tráng nhiều lớp men nhiều màu, có tính năng chịu đựng các tác động ngoại lực, nhiệt độ, tác hại của mưa nắng và thời gian rất cao. Vì thế, loại vật liệu này thường được sử dụng để tạo thành các đồ án trang trí hình khối gắn trên đầu đao, đỉnh nóc, bờ quyết các cung điện; hoặc tạo thành các mảng trang trí phẳng, có hình vẽ phong cảnh, hoa cỏ, chim muông, thơ văn chữ Hán., thường được gắn trên các dải cổ diềm ở bờ nóc hay bờ mái các cung điện, trên các nghi môn trong hoàng cung và lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế. Về mặt mỹ thuật, pháp lam Huế là những tác phẩm nghệ thuật được tạo dáng đa dạng, màu sắc rực rỡ, đề tài trang trí phong phú và sinh động. Những món pháp lam gia dụng, đồ tế tự và những vật dụng bày biện, bài trí bằng pháp lam trong các cung điện, lăng tẩm ở Huế còn được coi là những cổ vật quý giá mà triều Nguyễn để lại cho hậu thế. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều học giả người Pháp và người Việt để tâm nghiên cứu về pháp lam Huế và đã công bố nhiều bài khảo cứu về loại hình vật liệu kiến trúc / kiểu thức trang trí / tác phẩm nghệ thuật / cổ vật độc đáo này. Những bài khảo cứu này đề cập tới nhiều vấn đề liên quan đến pháp lam Huế, như: nguồn gốc, xuất xứ tên gọi pháp lam Huế; các loại hình pháp lam Huế; thành phần thai cốt của pháp lam Huế; nơi khai sinh ra kỹ nghệ chế tác pháp lam; nguyên nhân thất truyền và quy trình phục chế pháp lam Huế. Tuy nhiên, các bài khảo cứu này cho thấy các nhà nghiên cứu đã không tán đồng trong .