Sự hình thành truyền thuyết dân gian - Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết tứ vị Thánh nương (Qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng)

Bài viết trình bày các nội dung tứ vị Thánh nương được thờ ở đâu; tứ vị Thánh nương là ai; khảo sát các cứ liệu thư tịch và truyền ngôn; các vấn đề đặt ra; nguồn gốc, thực chất tín ngưỡng tứ vị Thánh nương ở việt nam; vị trí của đền cờn trong hệ thống di tích thờ tứ vị Thánh nương. | Sự hình thành truyền thuyết dân gian - Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết tứ vị Thánh nương (Qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng) Trần Thị An KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA TIÓU BAN V¨n häc vµ nghÖ thuËt viÖt nam Sù H×NH THµNH TRUYÒN THUYÕT D¢N GIAN - T×M HIÓU Sù H×NH THµNH TRUYÒN THUYÕT Tø VÞ TH¸NH N¦¥NG (QUA C¸C NGUåN TH¦ TÞCH, TRUYÒN THUYÕT D¢N GIAN Vµ TôC THê CóNG) Trần Thị An * 1. Mở đầu . Tứ vị Thánh nương được thờ ở đâu? Tứ vị Thánh nương, như tên gọi, là để chỉ bốn vị thánh nữ. Bốn vị thánh này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được thờ ở nhiều nơi trong nước ta, nhiều nhất là ở vùng Thanh Hoá và Nghệ An. Theo thống kê của Ninh Viết Giao, chỉ riêng huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), ngoài đền Cờn còn có tới 30 nơi thờ khác, ở huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) cũng có tới 20 làng thờ bốn vị thánh nữ Trung Quốc này1, theo cuốn Thanh Hoá chư thần lục thì ở Thanh Hoá có tới 81 nơi thờ2. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác cho biết, tục thờ này có ở Quảng Ninh3, Quảng Bình4, Huế5, Quảng Nam6, Sài Gòn và các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng7. . Tứ vị Thánh nương, họ là ai? Truyền thuyết lưu truyền ở các địa phương có thờ Tứ vị Thánh nương đều kể rằng, họ có bốn người, trong số đó, nhân vật chính là mẹ của vị vua cuối cùng của nhà Tống, ba người còn lại thường không thật thống nhất theo cách kể của từng vùng, gồm các công chúa và cung nữ, có khi lại là nhà sư (Trung Quốc hoặc Việt Nam). Vậy thực ra, Tứ vị Thánh nương, họ là ai? * Viện Văn học. 522 SỰ HÌNH THÀNH TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN – TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH 2. Khảo sát các cứ liệu thư tịch và truyền ngôn . Từ trong các bộ sử Tống sử chép về chung cục của nhà Nam Tống như sau: “Thừa tướng Lục Tú Phu ngậm ngùi nước mắt cõng vị hoàng đế nhỏ mới 8 tuổi nhảy xuống biển tự tử. Dương Thái hậu biết tin con trai đã chết, bèn khóc than .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.