Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, của kinh tế- xã hội, công cuộc đổi mới của đất nước đã đặt ra trách nhiệm cho ngành phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Để hoàn thành được sứ mạng của mình ngành giáo dục chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục. Chuyên đề này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục trong trường học. . | Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục trong trường học SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục trong tr ờng học. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Từ khi có Nghị quyết Trung ương II ( khoá VIII) về sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và Nghị định 73 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục y tế. Sau 13 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống. Được Đảng, Nhà nước và nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo ra sự chuyển biến mới không chỉ trong nhận thức mà cả trong hành động, không chỉ trong toàn ngành giáo dục mà cả trong quần chúng nhân dân. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học được cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp quan tâm đầu tư xây dựng. Các nhà trường đã huy động và duy trì được sĩ số học sinh, vận động các em bỏ học ra lớp, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên phụ đạo không thu tiền, kèm cặp học sinh để nâng chất lượng giáo dục. Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, của kinh t ế xã hội, công cuộc đổi mới của đất nước đã đặt ra trách nhiệm cho ngành phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Để hoàn thành được sứ mạng của mình ngành giáo dục chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục nhằm “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: lợi Có sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng, chính quyền và nhân đân phường Bắc sơn đối với sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoạt động. Do huy động được kinh phí từ .