Thực tế trong những năm gần đây, chất lượng chữ viết trong các nhà trường nói chung và trường Tiểu học Lê Văn Tám - Thành phố Thanh Hóa nói riêng đã có nhiều chuyển biến. Nhìn chung các giáo viên rất quan tâm đến phong trào “Rèn chữ giữ vở” của học sinh. Song bên cạnh đó vẫn còn có giáo viên xem nhẹ vấn đề này, dẫn đến tình trạng còn học sinh viết chữ xấu, viết sai lỗi chính tả, viết chậm và không biết chắt lọc ý của giáo viên để ghi bài, do đó ảnh không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Tiểu luận này sẽ nêu một số biện pháp cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám - TP Thanh Hóa. | Sáng kiến kinh nghiệm: Cải tiến biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám - TP Thanh Hóa PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm. Muốn phát triển nguồn lực con người thì phải phát triển giáo dục và đào tạo. Vì vậy Đảng ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu trên và cũng là để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đất n ước phát triển giáo dục thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mỗi nhà trường đều phải lấy việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đặc biệt là chất lượng dạy học là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động của mình. Trong hoạt động dạy học, chữ viết của học sinh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Chữ viết là công cụ học tập của học sinh trong bậc học phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học. Chất lượng chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất l ượng học tập của các môn học mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường Kĩ năng viết chữ. Nếu viết đúng mẫu chữ, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Ngoài ra, rèn chữ viết cho các em còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mĩ,. Huy động được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức lực lượng xã hội đối với việc “Luyện nét chữ rèn nết người”. Đúng như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự .