Chuyên đề này nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức- nhân văn thông qua dạy học môn Đạo đức và các môn học khác trong trường tiểu học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đồng thời đưa ra đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng chỉ đạo giáo dục đạo đức- nhân văn cho học sinh tiểu học ở trường tiểu học Đông Vệ 2 TPTH. | Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức - nhân văn cho học sinh tiểu học PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG VỆ 2 Sáng kiến kinh nghiệm: HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC- NHÂN VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Người thực hiện: Hoàng Thị Hoà Đơn vị công tác: Trường TH Đông Vệ 2TPTH Đề tài thuộc lĩnh vực quản lý Đông Vệ, tháng 3 năm 2011 2 A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn có truyền thống coi trọng con người, coi trọng quyền và bổn phận trẻ em, đặc biệt là quyền được chăm sóc, giáo dục trẻ em. Truyền thống tốt đẹp đó có liên quan chặt chẽ đến việc giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân có phẩm chất đạo đức tốt, giàu tính nhân văn, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trong nhà trường tiểu học hiện nay, việc giáo dục đạo đức nhân văn cho học sinh có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Bởi lẽ:” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.Cùng với gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức nhân văn cho học sinh như lời Bác Hồ đã dặn. Trong thực tế, những năm qua, chúng ta đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nhân văn cho học sinh. Tuy nhiên do nhiều lý do, việc làm đó chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là việc giáo dục của chúng ta chưa được thực hiện đồng bộ, thiếu tính hệ thống, nội dung chưa đầy đủ, phương pháp và hình thức giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu. Là người làm công tác quản lý ở trường tiểu học, tôi nhận thức được vai trò to lớn của người Hiệu trưởng người tổ chức tập thể sư phạm là người chủ chốt trong quá trình giáo dục tổng thể cho học sinh tiểu học. Trước yêu cầu giáo .