Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu cơ sở lý luận của việc chỉ đạo nền nếp dạy và học, trình bày thực trạng chỉ đạo nền nếp dạy và học ở trường tiểu học Tân Sơn, đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nền nếp dạy và học. . | Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm chỉ đạo nề nếp dạy học ở trường tiểu học Tân Sơn PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN *&* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Mét sè kinh nghiÖm chØ ®¹o nÒn nÕp d¹y häc Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN ------------***-------------- Người thực hiện: Đỗ Thị Hạnh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường tiểu học Tân Sơn Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý Năm học 20102011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là quốc gia đang trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, không còn con đường nào khác là phát huy tiềm năng trí tuệ dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của thế giới. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã nêu:” Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và tạo mọi sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục đào tạo. Triển khai hiệu quả luật giáo dục, định hình qui mô giáo dục đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu lớp học, ngành nghề và cơ cấu lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” Điều 23 Luật giáo dục đã ghi: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học .