Chất lượng chăm sóc giáo dục luôn là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục. Trước hết phải chú trọng đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên. Đây là một trong những nhiệm vụ góp phần nâng chất lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Chuyên đề sáng kiến này sẽ nêu một số hình thức và biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của huyện Lang Chánh. | Sáng kiến kinh nghiệm: Một số hình thức và biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của huyện Lang Chánh MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN MẦM NON CỦA HUYỆN LANG CHÁNH A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài”. Kết luận của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã yêu cầu: Bố trí cán bộ quản lý giáo dục các cấp cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới; hoàn thiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý. Xuất phát từ các yêu cầu trên, một trong các nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo hiện nay là cần phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, bước đi cụ thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng nhà giáo và cán bộ quản lý sao cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hóa. Để làm được điều này phải xác định mục tiêu cụ thể của từng bậc học, từng lĩnh vực như Bác đã dặn: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Như vậy, với yêu cầu hiện nay, dễ dàng thấy rằng Bác Hồ đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện. Chúng ta không những phải quan tâm đến việc dạy chữ, dạy nghề, mà phải hết sức chú ý đến việc dạy người. Trong phương thức đào tạo nguồn nhân lực cần phải đảm bảo yêu cầu trang bị về .