Để nâng cao chất lượng bài văn, việc tìm ra các bước hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập về phép tu từ so sánh trong làm văn miêu tả là rất cần thiết. Nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả ở lớp 5, tác giả đã nghiên cứu vấn đề này và đúc rút qua sáng kiến: "Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 sử dụng phép tu từ so sánh trong văn miêu tả". | Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tu từ so sánh trong văn miêu tả ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC Mét sè kinh nghiÖm híng dÉn häc sinh líp 5 luyÖn tËp tu tõ so s¸nh trong v¨n miªu t¶ Hä vµ tªn: Hoµng Anh S¬n Chøc vô: Gi¸o viªn §¬n vÞ c«ng t¸c: Trêng TiÓu häc Ng Léc 1 SKKN thuéc m«n: TiÕng ViÖt N¨m häc: 2010 - 2011 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lời mở đầu Ở Tiểu học Tập làm văn là một môn học cơ sở, rất quan trọng trong chương trình dạy học. Để làm một bài văn hay, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng các kiến thức liên môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Vì các kiến thức liên môn này sẽ giúp cho học sinh có được tư liệu để viết bài văn và biết cách sử dụng ngôn từ thế nào để trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, rõ ràng, sáng ý và hấp dẫn. Thế nhưng, chỉ có những kiến thức liên môn nói trên thì vẫn chưa đủ. Tập làm văn còn là phân môn có tính độc lập, có hệ thống lí thuyết riêng nhằm xây dựng các thể loại như: Văn miêu tả (bao gồm các kiểu bài: miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh, tả người), văn kể chuyện, viết thư,. và ở từng loại bài lại đòi hỏi phải rèn luyện để có kỹ năng cần thiết. Một bài văn hay, có giá trị không phải chỉ ở chỗ trình bày mạch lạc, dễ hiểu; mà cái quan trọng hơn là sức truyền cảm. Và sự truyền cảm này có được là do tính chân thực, tính nhân bản, cao hơn nữa là cái "chất văn, hơi văn". Để viết được bài văn hay, các em cần phải rèn luyện sao cho có được năng lực quan sát (để nhận biết được cái đặc trưng của sự vật, hiện tượng) năng lực cảm thụ, năng lực thu thập thông tin, năng lực tưởng tượng liên tưởng, năng lực phân tích tổng hợp, năng lực linh cảm, đặc biệt là việc vận dụng các biện pháp tu từ vào quá trình làm bài như: phép tu từ so sánh, nhân hoá. và các khả năng biểu đạt, bố cục. .