Ngôn ngữ văn học hết sức cô đọng và giàu hình tượng, để hiểu sâu sắc những vấn đề được tác giả tâm huyết thể hiện qua ngôn ngữ văn học nhiều khi không phải dễ ngay cả đối với nhiều người lớn chúng ta nói gì đến các em học sinh Tiểu học khi mà vốn sống, vốn ngôn ngữ của các em tích luỹ chưa được nhiều. Cảm thụ văn học là một vấn đề khá mới mẻ đối với học sinh Tiểu học khi mà lần đầu tiên bước chân vào nhà trường các em được làm quen. Chuyên đề sáng kiến này sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4 - 5 của tác giả. . | Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4 - 5 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC LÀM BÀI CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 4 5 Họ và tên: Bùi Quang Diệu Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngư Lộc 1 SKKN thuộc môn: Tiếng Việt N¨m häc: 2010 - 2011 1 A ĐẶT VẤN ĐỀ I LỜI MỞ ĐẦU: “Dạy văn là dạy cách làm người”, trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học thông qua việc dạy học các tác phẩm văn học của các tác giả tiêu biểu nước ngoài và Việt Nam đã góp phần bồi dưỡng tâm hồn, năng lực cảm thụ cho học sinh. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học hết sức cô đọng và giàu hình tượng, để hiểu sâu sắc những vấn đề được tác giả tâm huyết thể hiện qua ngôn ngữ văn học nhiều khi không phải dễ ngay cả đối với nhiều người lớn chúng ta nói gì đến các em học sinh Tiểu học khi mà vốn sống, vốn ngôn ngữ của các em tích luỹ chưa được nhiều. Cảm thụ văn học là một vấn đề khá mới mẻ đối với học sinh Tiểu học khi mà lần đầu tiên bước chân vào nhà trường các em được làm quen. Là một giáo viên nhiều năm được nhà trường phân công đảm nhận bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt khối 4 5, tôi rất tâm huyết với vấn đề này và luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng và hiệu quả cảm thụ văn học cho học sinh của mình. Sáng kiến: “Bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4 5” là kết quả của những trải nghiệm trong quá trình dạy học của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp! II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thực trạng: Các tác phẩm văn học được chọn dạy ở Tiểu học là các tác phẩm ngắn, đoạn văn, đoạn thơ và chủ yếu được tiến hành qua tiết Tập đọc với thời .