Xuất phát từ “Mục tiêu môn Tiếng Việt” ở Tiểu học và vị trí của phép tu từ so sánh, nội dung Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép tu từ so sánh. Thông qua đó, hình thành những hiểu biết và khái niệm ban đầu về so sánh, nhằm giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn, câu thơ, từ đó biết vận dụng phép so sánh vào bài học và bài làm. Chuyên đề sáng kiến này sẽ nêu một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. | Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỘT SỐ BIỆN PHÁP Nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 Họ và tên: Lê Thị ngọc Chức vụ: Giáo viên Trường: Tiểu học Thị Trấn Hậu Lộc Sáng kiến thuộc môn: Tiếng Việt 1 Năm học : 2010 2011 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu: Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta khi trò chuyện hay khi giao tiếp không ai không một lần sử dụng phép so sánh. “So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tác văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất. Nó có tác động lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, khả năng nhận xét và đánh giá của con người. Nhờ “So sánh” làm tâm hồn và trí tuệ mỗi người thêm phong phú, giúp chúng ta cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái nọ để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà phép so sánh được sử dụng phổ biến rộng rãi trong thơ ca, đặc biệt là thơ văn viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài văn, bài thơ hay, góp phần mở mang tri thức, làm phong phú về tâm hồn và tạo hứng thú khi viết văn. Đồng thời, qua phép so sánh rèn luyện thói quen, ý thức yêu quý Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt của học sinh. Xuất phát từ “Mục tiêu môn Tiếng Việt” ở Tiểu học và vị trí của phép tu từ .