Tuỳ vào kinh nghiệm cá nhân, mỗi giáo viên có cách dạy học dấu câu khác nhau nhưng thường chưa khái quát hoá thành những “ biện pháp” hay “quy trình” rõ ràng. Bài học về dấu câu chưa gây được hứng thú học tập ở học sinh và bản thân các em cũng không coi đây là nội dung kiến thức quan trọng. Thực tế này đã đặt ra yêu cầu tìm giải pháp khắc phục những hạn chế về phương pháp dạy học dấu câu trong nhà trường ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh tiếp nhận và sử dụng đúng, thành thạo dấu câu trong việc biểu đạt tri thức, tư tưởng, tình cảm bằng chữ viết. | Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy dấu câu tiếng Việt cho học sinh các lớp 1, 2, 3 theo hướng thực hành Tác giả: Đ ỗ Kim C ư ờng Chức vụ: Ph ó Hi ệu tr ư ởng Đơn vị; Trường TH Xu ân QuangThọ Xuân Môn: Ti ếng Vi ệt PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Vai trò của dấu câu trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết rất quan trọng. Để giao tiếp bằng chữ viết đạt hiệu quả, cả người tạo lập văn bản lẫn người tiếp nhận văn bản đều cần nắm vững chức năng, công dụng của dấu câu và sử dụng chúng thành thạo, hướng tới sự tinh tế trong việc tiếp nhận và biểu đạt bằng chữ viết. Trong chương trình dạy học tiếng mẹ đẻ của các nước, việc dạy cách sử dụng dấu câu là một trong những yêu cầu đặt ra rất sớm. Mặc dù vậy, học sinh vẫn thường mắc lỗi khi dùng dấu câu. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay nhiều giáo viên tiểu học đã thừa nhận rằng dạy học dấu câu không dễ. Trên thực tế, có rất ít công trình nghiên cứu về việc dạy học dấu câu và việc trẻ em học cách sử dụng dấu câu như thế nào nhưng lại có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề dạy đọc, dạy cách đánh vần, dạy viết chữ, dạy cảm thụ thơ văn, tích lũy vốn từ Tuy số lượng các dấu câu không nhiều, nhưng chúng được sử dụng linh hoạt: có dấu thực hiện chỉ một chức năng, có dấu đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, cùng một dấu trong cùng một cấu tạo có thể đồng thời mang một số chức năng, hoặc cùng một chức năng có thể dựng nhiều dấu khác nhau .