Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ xác định nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong thực tế lâm sàng

Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL. Đánh giá khả năng phát hiện ung thư TTL của sơ đồ chẩn đoán khi kết hợp với phương pháp thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE). | Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ xác định nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong thực tế lâm sàng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH NGUY CƠ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT TRONG THỰC TẾ LÂM SÀNG Võ Hoàng Bảo Anh*, Nguyễn Thị Hồng Nhung**, Vũ Quang Huy**, Nguyễn Văn Ân***, Phùng Khánh Lâm**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Việc định lượng nồng độ PSA (Prostate Specific Antigen) hoặc thăm khám trực tràng (DRE – Digital Rectal Examination) là phương pháp thiết yếu cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư TTL. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm PSA hoặc DRE không có giá trị cao về độ nhạy và độ đặc hiệu. Bằng hướng tiếp cận mới, sơ đồ dự đoán ung thư TTL đã được xây dựng bằng cách kết hợp các thông số như tuổi, nồng độ fPSA, tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) và thể tích TTL. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL. Đánh giá khả năng phát hiện ung thư TTL của sơ đồ chẩn đoán khi kết hợp với phương pháp thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nam giới trên 40 tuổi được phân thành ba nhóm gồm nhóm bình thường, tăng sản lành tính và nhóm ung thư TTL. Ở nhóm bệnh nhân không mắc bệnh TTL, tiến hành thu thập các thông tin về tuổi, nồng độ tPSA, fPSA, tỷ lệ %fPSA, kết quả siêu âm TTL, DRE. Ở nhóm bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh ung thư TTL, tiến hành thu thập thêm kết quả sinh thiết TTL. Kết quả: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ khi phân biệt nhóm người bình thường với nhóm bệnh nhân mắc bệnh TTL tương ứng là 39,7%; 100%; 100%; 14,6%. Các giá trị này lần lượt là 22,4%; 66,9%; 18,6%; 71,9% khi phân biệt những bệnh nhân mắc bệnh ung thư TTL và tăng sản lành tính TTL. Tỷ lệ bỏ sót ung thư là 77,6%. Tỷ lệ sinh thiết không cần thiết là 33,1%. Khi kết hợp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    74    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.