Sử dụng bài toán nêu vấn đề trong dạy học Hoá học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông. | Sử dụng bài toán nêu vấn đề trong dạy học Hoá học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho học sinh Sử dụng bài toán nêu vấn đề trong dạy học hoá học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho học sinh Phạm Thị Kiều Duyên Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội Tóm tắt Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực nhằm hình thành ở học sinh những năng lực cốt lõi để vận dụng kiến thức đã được học giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Từ xu hướng dạy học này, bài báo đã bước đầu tổng quan cơ sở lí luận về năng lực như: khái niệm, cấu trúc, đặc điểm của năng lực, vấn đề phát triển năng lực học sinh (HS), và đề xuất cách thức xây dựng, sử dụng bài tập nêu vấn đề (BTNVĐ) như một công cụ mới, hữu hiệu trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của học sinh trung học phổ thông (THPT). Keyword: Bài toán nêu vấn đề, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, dạy học Hóa học. 1. Đặt vấn đề Nhân cách con người được đánh giá dựa trên những phẩm chất và năng lực mà người đó có được. Năng lực con người được hình thành và phát triển thông qua quá trình lao động, học tập. Mỗi năng lực là một đơn vị cấu thành nhân cách của con người và cũng là đơn vị nội dung cần được giáo dục. Mỗi năng lực phải gồm các tiêu chí được cấu trúc theo một logic phản ánh quy trình thực hiện hoạt động làm ra sản phẩm và đó cũng là quy trình dạy học sinh cách thực hiện hoạt động đó. Vậy năng lực là gì? Những năng lực nào cần phát triển và làm thế nào để phát triển năng lực cho HS ở trường THPT? 2. Cở sở lí luận về năng lực . Một số khái niệm về năng lực Theo Tổ chức các nước kinh tế phát triển OECD thì: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. Theo [2] GS. Đinh Quang .