Bài giảng "Kỹ thuật lập trình: Các cấu trúc dữ liệu cơ bản" bao gồm các nội dung: Danh sách liên kết, hàng đợi, ngăn xếp, đồ án lập trình, các vấn đề tìm hiểu mở rộng kiến thức nghề nghiệp, thuật ngữ và bài đọc thêm tiếng Anh. . | Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Các cấu trúc dữ liệu cơ bản - ThS. Đặng Bình Phương (ĐH Khoa học Tự nhiên) Kỹ thuật lập trình ThS. Đặng Bình Phương (dbphuong@) Danh sách liên kết Hàng đợi Ngăn xếp Đồ án lập trình Các vấn đề tìm hiểu mở rộng kiến thức nghề nghiệp Thuật ngữ và bài đọc thêm tiếng Anh 2/27/2014 Khoa CNTT - ĐH Khoa học tự nhiên 2 • Mối liên hệ giữa các phần tử được ngầm hiểu – Mỗi phần tử có một chỉ số và ngầm hiểu rằng xi+1 nằm sau xi. Do đó các phần tử phải nằm cạnh nhau trong bộ nhớ. – Số lượng phần tử cố định. Không có thao tác thêm và hủy mà chỉ có thao tác dời chỗ. – Truy xuất ngẫu nhiên đến từng phần tử nhanh chóng. – Phí bộ nhớ do không biết trước kích thước. – Ví dụ: mảng một chiều. 2/27/2014 Khoa CNTT - ĐH Khoa học tự nhiên 4 • Mối liên hệ giữa các phần tử rõ ràng – Mỗi phần tử ngoài thông tin bản thân còn có thêm liên kết (địa chỉ) đến phần tử kế tiếp. – Các phần tử không cần phải sắp xếp cạnh nhau trong bộ nhớ. – Việc truy xuất đến một phần tử này đòi hỏi phải thông qua một phần tử khác. – Tùy nhu cầu, các phần tử sẽ liên kết theo nhiều cách khác nhau tạo thành danh sách liên kết đơn, kép, vòng. 2/27/2014 Khoa CNTT - ĐH Khoa học tự nhiên 5 • Nhận xét – Số nút không cố định, thay đổi tùy nhu cầu nên đây là cấu trúc động. – Thích hợp thực hiện các thao tác chèn và hủy vì không cần phải dời nút mà chỉ cần sửa các liên kết cho phù hợp. Thời gian thực hiện không phụ thuộc vào số nút danh sách. – Tốn bộ nhớ chứa con trỏ liên kết pNext. – Truy xuất tuần tự nên mất thời gian. 2/27/2014 Khoa CNTT - ĐH Khoa học tự nhiên 6 .