Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa

Bài viết trình bày cải cách tích cực mà Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần cho sự phát triển của đất nước, đưa Việt Nam vào vị trí xứng đáng trên thế giới. Tuy nhiên, những cải cách của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nên kết quả chưa tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng của đất nước. bài viết để có cái nhìn tổng thể của thể chế Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa. | Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa CẢI CÁCH THỂ CHẾ Ở VIỆT NAM TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA Tác giả: . Hoàng Chí Bảo – Hội đồng lý luận Trung ương Nguồn: Tạp chí Cộng sản số 17 năm 2008 Nhờ những cải cách tích cực mà Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần cho sự phát triển của đất nước, đưa Việt Nam vào vị trí xứng đáng trên thế giới. Tuy nhiên, những cải cách của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nên kết quả chưa tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng của đất nước. 1 – Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với sự phát triển của Việt Nam Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Khi đó, sản xuất đình đốn, các nhà máy, xí nghiệp thuộc khu vực sở hữu nhà nước, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh làm ăn không có hiệu quả, luôn ở trong tình trạng “lãi giả lỗ thật”, trì trệ, gần như phá sản. Nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, với phương thức quản lý hành chính – mệnh lệnh, bao cấp và bình quân đã tỏ ra không có sức sống vì thiếu động lực nội tại để phát triển. Công nhân và lao động không có việc làm và thu nhập không đủ sống bởi lạm phát gia tăng 3 con số (776,4%) với tốc độ “phi mã”. Tệ nạn và tiêu cực xã hội phát sinh ngày càng nhiều, xã hội có nguy cơ mất ổn định, các tầng lớp nhân dân nao núng và suy giảm niềm tin đối với Đảng và Nhà nước. Chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ và các thế lực thù địch đã làm cho kinh tế Việt Nam gặp phải những khó khăn gay gắt, nhất là trong thời điểm xảy ra những biến động chính trị làm đổ vỡ thể chế xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Để thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát lúc đó, Việt Nam đã tiến hành đổi mới, thay đổi quan niệm, mô hình, chính sách và cơ chế quản lý, chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa; thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.