Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế

Bài viết này góp thêm ý kiến vào cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu bài viết. | Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ1 Nguyễn Vũ Tùng, TS2 Mục tiêu độc lập tự chủ luôn là căn cứ quan trọng nhất để hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng luôn coi đoàn kết quốc tế là một trong những nguyên tắc lớn nhất. Do đó, một trong những nguyên nhân thành công của cách mạng Việt Nam là đã xác lập được mối quan hệ đúng đắn giữa phấn đấu giữ độc lập tự chủ với đẩy mạnh sự tham gia và hội nhập vào đời sống quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay tiếp tục xử lý thành công mối quan hệ này ngày càng trở thành một yêu cầu lớn. Nhưng mối quan hệ này đã trở nên phức tạp hơn nhiều do quá trình mở rộng quan hệ quốc tế đã đưa tới những cách hiểu và nội hàm mới trong nội dung của độc lập/tự chủ và hội nhập quốc tế cũng như nhìn nhận mới đối với quan hệ giữa hai thành tố trên. Bài viết này góp thêm ý kiến vào cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Độc lập - Tự chủ Độc lập/Tự chủ tuy là hai khái niệm riêng biệt nhưng có liên quan tới nhau. Độc lập dùng để chỉ trạng thái một nước không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bên ngoài cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ không bị nước ngoài đe doạ. Trong khi đó, Tự chủ thể hiện khả năng một nước tự kiểm soát được các tiến trình, nhất là tiến trình chính sách, trong phạm vi quản lý của mình, không bị nước ngoài can thiệp. Như vậy, có độc lập thì có điều kiện tự chủ, (muốn tự chủ thì phải độc lập); hoặc ngược lại, có tự chủ thể hiện có độc lập, (tự chủ nhiều chứng tỏ độc lập nhiều và ngược lại; giữ quyền tự chủ tức là giữ độc lập). Độc lập và tự chủ còn liên quan tới hai mặt khăng khít của quyền tự quyết dân tộc. Độc lập tự chủ liên quan tới (a) khía cạnh danh nghĩa của quyền tự quyết: những quyền và nghĩa vụ của một quốc gia – trong mối quan hệ với các nước khác – về danh nghĩa đáng được hưởng, và (b) khía cạnh thực chất .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    22    1    27-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.