Bài viết tìm hiểu chân diện mục của chủ nghĩa dân tộc; phân biệt chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa yêu nước; khẳng định ý thức dân tộc là nền móng của sự hình thành quốc già và còn là môt yếu tính của xã hội công dân. | Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc Chủ Nghĩa Yêu Nước và Chủ Nghĩa Dân Tộc Chủ nghĩa dân tộc có thực sự là chướng ngại đối với xu thế văn minh hoàn vũ / toàn cầu hóa không? Để có thể trả lời, chúng ta cần phải tìm hiểu chân-diện-mục của chủ nghĩa dân tộc. Thông thường, nhiều người hay lẫn lộn chủ nghĩa dân tộc (nationalism) với chủ nghĩa yêu nước (patriotism). Trên thực tế, chủ nghĩa yêu nước - mà ngôn ngữ thông thường gọi là “lòng yêu nước” hay “lòng ái quốc” – là một biểu lộ đầy cảm tính nhằm bảo vệ những biểu hiện cụ thể đương đại liên hệ đến tổ quốc như: sự toàn vẹn lãnh thổ và sự tồn vong của chế độ đương thời (mà an sinh của dân tộc cũng như chính gia đình mình tùy thuộc vào) trước mối đe dọa từ bên ngoài, nếu cần, bằng chính sinh mạng mình. Thông thường, chủ nghĩa yêu nước được khích động và huy động bởi nhà cầm quyền, Vì vậy, chủ nghĩa này luôn luôn bị liên hệ chặt chẽ và đôi lúc dễ dàng bị thao túng bởi những ý đồ của các triều đại hoặc thể chế đương thời. Xưa kia, ái quốc thường đi đôi với trung quân. Gần đây, người cộng sản bắt “yêu nước phải đi kèm với yêu xã hội chủ nghĩa.” Trong khi đó, chủ nghĩa dân tộc hay ý thức dân tộc - bao ham ý thức bảo tồn, truyền thừa và phát triển các giá trị vĩnh hằng do dân tộc sáng tạo và tích lũy qua quá trình lịch sử - nhằm duy trì dòng sinh mệnh văn hóa dân tộc và phát huy ngày thêm tốt đẹp. Nhìn dưới khía cạnh “lực” thì lòng yêu nước ví như ngoại công, còn ý thức dân tộc tỷ như nội lực. Nhìn dưới khía cạnh “nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc” thì tinh thần ái quốc khiến con dân sẵn sàng chết cho tổ quốc, trong khi đó, ý thức dân tộc khiến người dân không những chỉ dám hy sinh tính mạng cho đất nước mà con biết sống cho tổ quốc, để duy trì và phát huy dòng sinh mệnh văn hóa dân tộc nữa. Một người có ý thức dân tộc luôn luôn trân trọng trách nhiệm “giữ thơm quê mẹ”. Ý thức dân tộc chẳng những là nền móng của sự hình thành quốc gia mà