Nội dung bài viết trình bày tổng quan về hiện trạng ô nhiễm và sự cần thiết phải xử lí các hợp chất chứa Nitơ trong nước cấp; các phương pháp tách loại Amoni; Laterite; công nghệ nano. Chế tạo vật liệu MnO2 mang trên Laterit bằng phương pháp ngâm phủ, chế tạo vật liệu MnO2 có kích thước Nanomet mang trên Laterit; xác định hàm lượng Amoni với thuốc thử Nessler, hàm lượng Nitrit trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Griss, Nitrat trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Phenoldisunfonic, xác định nồng độ mangan (Mn2+) trong nước bằng phương pháp Pesunphat. | Nghiên cứu khả năng xử lý Amoni trong nước bằng nano MnO2 - FeOOH mang trên Laterit (Đá ong biến tính) Nghiên cứu khả năng xử lý amoni trong nước bằng nano MnO2 - FeOOH mang trên Laterit (đá ong biến tính) Nguyễn Thị Ngọc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; khoa Hóa học Chuyên ngành: Hóa môi trường; Mã số: 60 44 41 Người hướng dẫn: Trần Hồng Côn Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày tổng quan về: hiện trạng ô nhiễm và sự cần thiết phải xử lí các hợp chất chứa nitơ trong nước cấp (ô nhiễm các hợp chất chứa nitơ trong nước cấp, tiêu chuẩn về nồng độ các hợp chất chứa nitơ trong nước cấp của thế giới, nguyên nhân, tác hại của các hợp chất chứa nitơ đối với cơ thể con người và Việt Nam, các nguồn gây ô nhiễm amoni); các phương pháp tách loại amoni (phương pháp sinh học tách loại amoni, các phương pháp hóa lý và hóa học tách loại amoni); Laterite; giới thiệu chung về công nghệ nano. Giới thiệu ý tưởng, đối tượng, mục tiêu nghiên cứu cũng như danh mục thiết bị, hóa chất cần thiết cho nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu: chế tạo vật liệu MnO2 mang trên laterit bằng phương pháp ngâm phủ, chế tạo vật liệu MnO2 có kích thước nanomet mang trên laterit bằng phương pháp ngâm phủ; phương pháp phân tích: xác định hàm lượng amoni bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nessler, hàm lượng Nitrit trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Griss, xác định nitrat trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Phenoldisunfonic, xác định nồng độ mangan (Mn2+) trong nước bằng phương pháp Pesunphat. Kết quả và thảo luận: Chế tạo vật liệu VL1, VL2, khảo sát khả năng xử lý amoni của vật liệu VL1 và VL2. Khảo sát khả năng xử lý amoni của vật liệu VL2 bằng mô hình động, một số cơ chế giả định cho quá trình oxi hoá. Keywords. Hóa học; Hóa học môi trường; Ô nghiễm nước; Xử lý amoni; Đá ong Content. Do thực trạng hệ thống cấp - thoát nước, xử lí nước cấp và nước thải, chất thải rắn chưa đồng bộ, cộng thêm đó là sự phát triển của