Luận án với mục đích hệ thống hoá những vấn đề lý luận về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có vốn Nhà nước ở Việt Nam. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có vốn Nhà nước ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------------- HỒ QUỲNH ANH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Đăng Nam 2. PGS, TS. Phạm Thị Thanh Hòa Phản biện 1: . Phản biện 2: . Phản biện 3: . Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính vào hồi . . giờ . . . năm 2019. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia. - Thư viện Học viện Tài chính. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu “Mua bán, sáp nhập” hay “mua lại, sáp nhập” là cụm từ Việt hoá của thuật ngữ tiếng Anh “Merger & Acquisition”, viết tắt là M&A, dùng để chỉ việc một cá nhân hoặc một tổ chức tiến hành mua lại cổ phần hoặc tài sản của một cá nhân hay tổ chức khác để tiến hành một hoạt động kinh doanh nhất định. Hoạt động này bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 19, gắn với sự ra đời của các tập đoàn độc quyền. Đến thế kỷ 21,