Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về Giáo dục - Đào tạo luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tiếp thu những lời dạy của Bác, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân tỉnh Phú Thọ. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã vận dụng những quan điểm, phương pháp về giáo dục của Bác và đã mang lại hiệu quả tích cực, hệ thống giáo dục của tỉnh toàn diện từ mầm non đến phổ thông và chuyên nghiệp, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đến trường tăng nhanh, chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao thế và lực của tỉnh ngày càng lớn mạnh không ngừng. | Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới (1996 – 2015) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1996 – 2015) NCS. Hà Ngọc Ninh – Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM ĐT: 0974725875 Email: hangocninh85@ Tóm tắt. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa kinh qua chủ nghĩa tư bản, bị chiến tranh tàn phá, từng bước làm cho “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” để đi tới một xã hội dân giàu, nước mạnh. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục đào tạo luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tiếp thu những lời dạy của Bác, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân tỉnh Phú Thọ. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã vận dụng những quan điểm, phương pháp về giáo dục của Bác và đã mang lại hiệu quả tích cực, hệ thống giáo dục của tỉnh toàn diện từ mầm non đến phổ thông và chuyên nghiệp, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đến trường tăng nhanh, chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao thế và lực của tỉnh ngày càng lớn mạnh không ngừng. Từ khóa. Hồ Chí Minh, giáo dục, vận dụng, Đảng, Phú Thọ, đổi mới. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục . Xây dựng nền giáo dục độc lập, tiến bộ, hiện đại và nhân văn Trong những năm hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong việc thi hành "chính sách ngu dân" để dễ bề cai trị đối với nhân dân ta. Tại Đại hội Tua của Pháp (tháng 121920), Nguyễn Ái Quốc lên án chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương là “Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc .