Nội soi trung thất sinh thiết từ đường cổ được Carlene báo cáo lần đầu tiên năm 1959. Cho đến ngày nay, nội soi trung thất được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bản chất các khối u vùng trung thất và được áp dụng rộng rãi. Tuy vậy, những báo cáo về kết quả và tính khả thi của nội soi trung thất sinh thiết trên bệnh nhân có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên (TMCT) còn khá ít. | Đánh giá tính khả thi của phẫu thuật nội soi trung thất sinh thiết ở bệnh nhân có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRUNG THẤT SINH THIẾT Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP TĨNH MẠCH CHỦ TRÊN Nguyễn Viết Đăng Quang*, Ngô Quốc Hưng*, Vũ Hữu Vĩnh*, Nguyễn Lục Cẩm Tiên*, Đỗ Ngọc Phụng*, Bùi Thị Lan*, Nguyễn Thị Kim Chung* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nội soi trung thất sinh thiết từ đường cổ được Carlene báo cáo lần đầu tiên năm 1959. Cho đến ngày nay, nội soi trung thất được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bản chất các khối u vùng trung thất và được áp dụng rộng rãi. Tuy vậy, những báo cáo về kết quả và tính khả thi của nội soi trung thất sinh thiết trên bênh nhận có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên (TMCT) còn khá ít. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang có nhóm chứng. Từ 10/2010 đến 02/2015, chúng tôi nghiên cứu được 81 BN được phẫu thuật nội soi trung thất sinh thiết, được chia làm 2 nhóm, Nhóm 1: 42 BN không có hội chứng chèn ép TMCT, nhóm 2: 39 BN có hội chứng chèn ép TMCT. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: có sự tương đồng giới tính giữa 2 nhóm, nhóm 2 có tuổi trung bình cao hơn (51,7 ± 12,6 vs 39,7 ± 17,9, p = 0,03). Trên CTScan ngực: nhóm 2 có kích thước u lớn hơn (8,67 ± 3,0 vs 3,77 ± 2,1, p = 0,006), xâm lấn mạch máu (p = 0,001) và có giới hạn không rõ (p = 0,001) nhiều hơn nhóm 1. Về bản chất khối u, nhóm 1 chủ yếu là hạch (32/42 TH), nhóm 2 chủ yếu là u trung thất (35/39 TH). Về phẫu thuật, ghi nhận khả năng sinh thiết trọn ở nhóm 1 cao hơn (p = 0,001), có sự tường đồng giữa 2 nhóm về các yếu tố trong phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật (p = 0,27), lượng máu mất (p = 0,71). Nhóm 2 có 1 TH chảy máu nhiều cần mở ngực cầm máu. Kết quả phẫu thuật: có sự tương đồng giữa 2 nhóm: thời gian thở máy (p = 0,21), số ngày nằm viện (p = 0,83) và tỉ lệ sinh thiết thất bại (p = 0,51). Kết