Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến hiện nay, bệnh có tỉ lệ tử vong cao, là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu, để lại nhiều gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Trong phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ, khả năng đi bộ độc lập là điều kiện quyết định cho mọi hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. | 17 Nc 907 đánh giá hiệu quả của thể châm cải tiến các cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring, cơ chày trước kết hợp tái học hỏi vận động trên bệnh nhân chưa đi lại được sau đột quỵ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 17 Nc 907 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THỂ CHÂM CẢI TIẾN CÁC CƠ TỨ ĐẦU ĐÙI, CƠ HAMSTRING, CƠ CHÀY TRƯỚC KẾT HỢP TÁI HỌC HỎI VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN CHƯA ĐI LẠI ĐƯỢC SAU ĐỘT QUỴ Bùi Phạm Minh Mẫn*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến hiện nay, bệnh có tỉ lệ tử vong cao, là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu, để lại nhiều gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Trong phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ, khả năng đi bộ độc lập là điều kiện quyết định cho mọi hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. Năm 2014, Tiebin Yan và cộng sự cũng chứng minh được việc kích thích điện chức năng lên nhóm cơ tứ đầu đùi, cơ hamstrings, cơ chày trước có hiệu quả trong việc cải thiện khả năng di chuyển của chi dưới và động tác đi bộ ở những bệnh nhân tai biến cấp tính lần đầu. Năm 2015, nghiên cứu của Trịnh Thị Diệu Thường và Bùi Phạm Minh Mẫn tại tỉnh Sóc Trăng đã đem lại một phác đồ kết hợp thể châm cải tiến và tái học hỏi vận động có hiệu quả trong phục hồi vận động sau đột quỵ, trong đó phương pháp thể châm cải tiến có cơ chế khá tương đồng với phương pháp kích thích điện chức năng. Vậy câu hỏi nghiên cứu đặt ra là việc thể châm cải tiến 3 nhóm cơ chi dưới: cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ chày trước kết hợp với tái học hỏi vận động có cải thiện khả năng đi lại trên những bệnh nhân chưa tự đi lại được sau đột quỵ hay không? Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, phân bố ngẫu nhiên, có nhóm chứng tại Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 3 từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017. Đối tượng nghiên cứu: 70 bệnh nhân chưa tự đi lại được sau đột quỵ. Nhóm chứng được điều trị bằng thể châm cải