Xác định mức độ ảnh hưởng của axit boric ở các nồng độ khác nhau lên khả năng sống của tế bào gốc dây chằng nha chu người (hPDLSCs), nhằm cung cấp bằng chứng cho việc lựa chọn nồng độ axit boric thích hợp để ứng dụng trong lâm sàng. | Ảnh hưởng của axit boric lên khả năng sống của tế bào gốc dây chằng nha chu người in vitro Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học ẢNH HƯỞNG CỦA AXIT BORIC LÊN KHẢ NĂNG SỐNG CỦA TẾ BÀO GỐC DÂY CHẰNG NHA CHU NGƯỜI IN VITRO Nguyễn Thị Thu Sương*, Nguyễn Thị Ngọc Mỹ**, Phạm Anh Vũ Thụy*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mức độ ảnh hưởng của axit boric ở các nồng độ khác nhau lên khả năng sống của tế bào gốc dây chằng nha chu người (hPDLSCs), nhằm cung cấp bằng chứng cho việc lựa chọn nồng độ axit boric thích hợp để ứng dụng trong lâm sàng. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Axit boric được chuẩn bị thành các dung dịch có nồng độ 0,5%; 0,75%; 1%; 1,5%; 3% và 6%. Ảnh hưởng của axit boric lên hPDLSCs được xác định bằng phương pháp MTT. hPDLSCs được ủ với boric axit trong 24 giờ, sau đó, ủ trong dung dịch MTT (3-(4,5-Dimethylthiazol-2-YL)-2,5- diphenyl tetrazolium bromide) trong 4 giờ để tạo tinh thể formazan. Dung dịch Ethanol/DMSO được thêm vào để hòa tan tinh thể formazan và tạo dung dịch màu tím hấp thu tại bước sóng 570 nm. Mức độ độc tính của axit boric được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn ISO 10993 - 5: 2009, kết hợp quan sát hình thái tế bào và tỷ lệ tăng trưởng tương đối (relative growth rate - RGR). Kết quả: Quan sát hình thái tế bào sau khi ủ trong dung dịch axit boric 24 giờ ở các nồng độ thí nghiệm được ghi nhận như sau: Ở nồng độ 0,5% và 0,75%, tế bào đồng nhất, bám dính và trải đều, có ít tế bào co lại. Ở nồng độ 1% và 1,5%, tế bào co lại nhiều, mật độ ít, bám dính thưa thớt trên bề mặt đĩa nuôi. Ở nồng độ 3% và 6%, tế bào trải dài trên bề mặt đĩa nuôi, một số ít tế bào co lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nồng độ axit boric tăng dần thì trung bình RGR giảm tương ứng. Mức độ độc tính tế bào được xác định ở nồng độ 0,5% và 0,75% là cấp 1 (75% - 99%), ở nồng độ 1% và 1,5% là cấp 2 (50% - 74%), ở nồng độ 3% và 6% là cấp 4 (1% - 24%). Kết luận: Như vậy, theo tiêu chuẩn ISO 10993-5:2009, kết hợp