Luận án với mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là xây dựng các quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập phù hợp với tiến trình thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập và đổi mới cơ chế quản lý tài sản công ở Việt Nam. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ĐÀO THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Tiến Hanh 2. TS. Chu Thị Thủy Chung Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Tài chính Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Tài chính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Cơ sở GDĐH công lập là cơ sở GDĐH do nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi. Để có cơ sở thực hiện các hoạt động của mình, các cơ sở GDĐH công lập ban đầu được trang bị TSC. Việc quản lý tốt TSC các cơ sở GDĐH công lập sẽ đảm bảo việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho các cơ sở GDĐH công lập. Do TSC hình thành chủ yếu từ nguồn chi tiêu công, do vậy việc sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan quản lý cũng như bản thân các cơ sở GDĐH công lập. Xuất phát từ lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Quản lý TSC các cơ sở GDĐH công lập ở Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu của luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Với vai trò quan trọng ngày càng được khẳng định của TSC đối với mỗi quốc .