Luận án nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010-2017. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc Trung bộ 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quàng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nằm kề vùng kinh tết trọng điểm Băc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Nằm trên trục giao thông bắc nam về đường bộ và đường sắt, lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, phía Đông giáp biển, Phía Tây giáp nước bạn Lào. Các chính sách phát triển thương mại miền núi của nhà nước cũng như chính quyền địa phương các tỉnh miền núi Bắc Trung Bộ vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng, lợi thế của khu vực như Cói chẻ, xi măng, cao su,. của Thanh Hóa; Chè, cam Vinh, đường kính, gạo tẻ, gỗ, thủ công mỹ nghệ,.của Nghệ An; Quặng, sắt thép, bánh kẹo,.của Hà Tĩnh; Phân bón, nhựa thông, cao su,.tỉnh Quảng Bình; Hồ tiêu, cà phê,Quảng Trị; hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ,.Thừa Thiên Huế. Các chính sách vẫn chưa khuyến khích phát triển một cách toàn diện về kết cấu hạ tầng thương mại của khu vực miền núi Bắc Trung Bộ. Thực tế chủ yếu ở khu vực miền núi Bắc Trung Bộ phần lớn vẫn là hệ thống các chợ dân sinh. Trong khi đó các loại hình cơ sở bán lẻ khác như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng bán lẻ, cửa hàng chuyên doanh,. vẫn chưa nhiều và chưa đáp ứng được mục tiêu theo như Đề án về Quy hoạch phát triển thương mại của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trước thực tế trên, cho thấy sự cần thiết của việc đưa ra những đưa ra các cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc Trung bộ. Và việc đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân của thực trạng về việc thực hiện các chính sách phát triển thương mại miền núi ở khu vực này, .