Dựa vào giáo án, các thầy cô giáo sẽ xác định được nội dung chính của bài giảng, phân bố thời gian giảng dạy hợp lý, chủ động chuẩn bị được các công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy được tốt nhất, vì vậy, giáo án Địa lí lớp 9 chính là tài liệu hữu ích dành cho thầy cô đang phụ trách môn học này. | Giáo án Địa lí lớp 9 cả năm ĐỊA LÍ DÂN CƯ TIẾT 1 Bài 1: Ngày soạn: 04/9/2018 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Ngày dạy: 06/9/2018 I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1 Về kiến thức: Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. 2 Về kĩ năng: Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 dân số cả nước. 3 Về thái độ: Có tinh thần tôn trọng và đoàn kết các dân tộc. 4 Đ ịnh hướng phát triển năng lực : Góp phần hình thành cho học sinh các năng lực: Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,. Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh. II Phương tiện dạy học: * Giáo viên: Lược đồ dân tộc Việt Nam Atlat Địa Lí Việt Nam Bộ tranh ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của một số dân tộc Việt Nam. Hình và Hình SGK Bảng SGK Tivi, máy tính * Học sinh: SGK, tập bản đồ Địa Lí 9 Atlat Địa Lí Việt Nam Dụng cụ học tập Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc sống ở Việt Nam. III Tổ chức các hoạt động học tập: ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Tình huống xuất phát: 5 phút) 1. Mục tiêu: HS biết được Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Trang 1 Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc 2. Phương pháp kĩ thuật: Trực quan Khai thác kiến thức từ video, hình ảnh 3. Phương tiện: tivi, máy tính .