Bước đầu thực nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến trong chẩn đoán nhiễm Gnathostoma sp ở lươn (Monopterus albus)

Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực phẩm do ăn các loài thủy sản sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của KST này. Trong cơ thể người ấu trùng có thể di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể đưa đến tử vong. | Bước đầu thực nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến trong chẩn đoán nhiễm Gnathostoma sp ở lươn (Monopterus albus) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 BƯỚC ĐẦU THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊU CƠ CẢI TIẾN TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM GNATHOSTOMA SP Ở LƯƠN (MONOPTERUS ALBUS) Lê Đức Vinh*, Nguyễn Văn Vĩnh Châu**, Trần Trinh Vương* TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực phẩm do ăn các loài thuỷ sản sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của KST này. Trong cơ thể người ấu trùng có thể di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể đưa đến tử vong. Do yêu cầu cấp thiết về kỹ thuật chẩn đoán phù hợp với các loại bệnh phẩm khác nhau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến để tìm ấu trùng Gnathostoma sp. trên lươn nhằm xác định chính xác nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh này từ môi trường. Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu xây dựng mô hình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến trong chẩn đoán nhiễm Gnathostoma sp. ở lươn Phương pháp tiến hành: tiến hành mô hình thực nghiệm cải tiến tại phòng thí thập mẫu nội tạng lươn và thịt lươn từ chợ. Mẫu sẽ được phẫu tích và ứng dụng kỹ thuật tiêu mô bằng pepsin tìm ấu trùng lây nhiễm giai đoạn 3 (AT3) của Gnathostoma sp. trong gan. Xác định tỷ lệ lươn nhiễm mầm bệnh từ mẫu nghiên cứu. Kết quả: thực nghiệm 30 mẫu thịt và 30 mẫu gan lươn theo quy trình được thiết lập đã tìm thấy kết quả nhiễm 10%. Quy trình cho kết quả thành công với mô thịt (6FIP – U). Ở nồng độ thủy phân thấp hơn (5FIP –U) quy trình thành công với mô gan. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy qui trình cải tiến được xây dựng có thể ứng dụng cho việc xác định mầm bệnh Gnathostoma sp. ở gan và thịt lươn. Từ khóa: Gnathostoma sp., kỹ thuật tiêu cơ bằng pepsin cải tiến. ABSTRACT INITIAL EXPERIMENT TO BUILD .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.