Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bạch cầu cấp dòng tủy ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Xác định đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT) ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2016. | Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bạch cầu cấp dòng tủy ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Bùi Thị Mỹ Hương**, Nguyễn Hoàng Quý**, Nguyễn Đình Văn***, Trần Thị Mộng Hiệp* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT) ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2016. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2016, có 68 bệnh nhi bạch cầu cấp dòng tủy được điều trị tại khoa Ung bướu huyết học bệnh viện Nhi đồng 2 với các đặc điểm: Tuổi trung bình mắc bệnh là 5,0 ± 3,9 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 0,94/1. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là thiếu máu, sốt, xuất huyết và gan lách to. Có 1/4 trường hợp (17 ca) nhập viện với số lượng bạch cầu > , và 29 trường hợp ghi nhận có tế bào non ở máu ngoại vi. Phân nửa các trường hợp (34/68) có tình trạng thiếu máu nặng với Hb < 8g/dL, và 13/68 (19%) trường hợp ghi nhận có giảm tiểu cầu < . Trong các thể bệnh BCCDT thì thể M2 gặp nhiều nhất với 18/68 (26,5%), 8 trường hợp BCCDT thể M3, 1 trường hợp không phân loại được dòng và 1 trường hợp biphenotype. Sau khi hóa trị tấn công, tỉ lệ lui bệnh hoàn toàn của phác đồ 7-3, BFM 98, phác đồ APL (cho thể M3) lần lượt là 89,4%, 90,3% và 87,5%. Tác dụng phụ thường gặp nhất là rụng tóc, kế đến là nôn – buồn nôn, viêm loét miệng. Biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng. Tỉ lệ sống toàn bộ sau 3 năm của các phác đồ 7-3, BFM 98 và APL (cho thể M3) là 21,1%, 41,9% và 87,5%. Kết luận: Bạch cầu cấp dòng tủy là một bệnh ác tính, tỉ lệ tái phát cao, sau hóa trị thường gặp nhiều biến chứng, trong đó có thể tử vong do nhiễm trùng nặng. Vì vậy chúng ta cần tăng cường kiến thức chăm sóc cho thân nhân bệnh nhi cũng như chăm sóc hỗ trợ để kéo dài

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    22    4    30-11-2024
463    21    1    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.