Mục tiêu nghiên cứu của luận án xác lập được cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra; đánh giá được thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật; từ đó đề xuất được một số biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nghệ sĩ, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành Nghệ thuật 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được ban hành theo Nghị quyết số 29NQ/TW đã chỉ ra những yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của giáo dục, đặc biệt của giáo dục đại học. Tư tưởng cốt lõi của Nghị quyết này là áp dụng những tiếp cận hiện đại vào đào tạo và QLĐT, ưu tiên quản lý chất lượng và đảm bảo đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội. Đây chính là những chủ trương, định hướng chủ đạo của Đảng về công tác QLĐT nói chung, trong đó có hệ thống các trường đại học khối ngành nghệ thuật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLTBVHTTDLBNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. Xét ở cấp độ vĩ mô, đây chính là chuẩn đầu ra ở mức độ khái quát, đòi hỏi các trường đại học khối ngành nghệ thuật phải áp dụng những biện pháp QLĐT tiên tiến để người học phát triển năng lực, đạt được chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra là cách thức tiếp cận hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, xu hướng đổi mới giáo dục và đào tạo là chuyển mục tiêu từ dạy và học lấy giảng viên làm trung tâm sang dạy và học lấy người học làm trung tâm, tập trung vào khả năng người học có thể làm được gì sau khi tốt nghiệp. Trong những năm qua, các trường đại học khối ngành nghệ thuật đã không ngừng cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực hoạt .