Bỏng mắt do hóa chất để lại những hậu quả và di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chức năng của mắt. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát các tổn thương bề mặt nhãn cầu, đánh giá mức độ tổn hại thị lực do hóa chất gây ra, và mối tương quan giữa các tổn thương bề mặt nhãn cầu và thị lực sau 3 tháng điều trị tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh. | Khảo sát đặc điểm tổn thương bề mặt nhãn cầu và thị lực ở bệnh nhân bỏng mắt do hóa chất Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG BỀ MẶT NHÃN CẦU VÀ THỊ LỰC Ở BỆNH NHÂN BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT Phan Thị Bảo Vi*, Lê Đỗ Thùy Lan** TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Bỏng mắt do hóa chất để lại những hậu quả và di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chức năng của mắt. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát các tổn thương bề mặt nhãn cầu, đánh giá mức độ tổn hại thị lực do hóa chất gây ra, và mối tương quan giữa các tổn thương bề mặt nhãn cầu và thị lực sau 3 tháng điều trị tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả, tiến cứu, cắt dọc. Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân bỏng mắt do hóa chất từ 10/1015 đến 4/2016 và được theo dõi 3 tháng. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 91 mắt của 66 bệnh nhân (57 nam, 9 nữ), với tuổi trung bình là 36,24 ± 11,59 tuổi. Tai nạn lao động chiếm 75,76%; tai nạn sinh hoạt 22,73%; do người khác gây ra 1,51%. Bazơ chiếm 71,21%; acid chiếm 28,79%. Một mắt chiếm 62,12%; hai mắt chiếm 37,88%. Rửa mắt tại nơi xảy ra tai nạn 86,36%. Bỏng kết mạc nhẹ 28,57%; trung bình 48,35%; nặng 13,19%; rất nặng 9,89%. Trầy biểu mô giác mạc nhẹ 31,87%; trung bình 43,96%; nặng 12,09%; rất nặng 6,59%. Phù giác mạc nhẹ 39,56%; trung bình 41,76%; nặng 13,19%; rất nặng 5,49%. Tổn thương vùng rìa nhẹ 50,55%; trung bình 37,36%; nặng 7,69%; rất nặng 4,4%. Mức độ cải thiện thị lực rõ rệt thị lực tốt tăng từ 5,49% lúc nhập viện lên 63,74% sau 3 tháng điều trị. Mối tương quan giữa phù giác mạc, thiếu máu vùng rìa, trầy biểu mô giác mạc, bỏng kết mạc và thị lực sau 3 tháng lần lượt là 0,7; 0,68; 0,66; 0,5. Kết luận: Hóa chất gây ra các tổn thương bề mặt nhãn cầu nặng hoặc rất nặng đều để lại các di chứng như sẹo giác mạc, tân mạch giác mạc, teo nhãn cầu gây ảnh hưởng nghiên trọng đến chức năng của mắt có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Trong nghiên